24/12/2024

Biển Đông và phép thử cho ASEAN

Những tín hiệu lạc quan về Biển Đông đã được phát ra tại hội nghị chiều 24.7 khi các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh “Biển Đông chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN”.

 

Biển Đông và phép thử cho ASEAN

Những tín hiệu lạc quan về Biển Đông đã được phát ra tại hội nghị chiều 24.7 khi các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh “Biển Đông chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN”.



 

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại phiên họp hẹp ngày 24.7	 /// L.Y

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại phiên họp hẹp ngày 24.7L.Y


Sau phán quyết của Toà trọng tài về tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, vấn đề Biển Đông dự báo càng căng thẳng hơn tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) và các hội nghị liên quan khai mạc ngày 24.7 tại Vientiane, Lào.
Tham dự hội nghị, đoàn Việt Nam do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.
Khó có tuyên bố chung về Biển Đông ?
ASEAN dựa trên nguyên tắc đồng thuận, có nghĩa là bất kỳ nước nào cũng có quyền phủ quyết các vấn đề trong khu vực. Năm 2012 tại AMM-45 ở Phnom Penh, Campuchia đã không đả động gì đến tranh chấp Biển Đông khiến lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN các bộ trưởng không thể ra tuyên bố chung.
Tại hội nghị lần này, trong phát biểu khai mạc sáng 24.7, Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith cũng không đề cập gì đến tranh chấp. Ông Kommasith còn cho rằng: “Mặc dù có nhiều xung đột và thử thách đã diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới nhưng nhìn chung h bình, ổn định và hợp tác phát triển giữa các nước vẫn là xu thế phổ biến trong kỷ nguyên này”.
Nhận định với Thanh Niên, TS Lê Vĩnh Trương (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cho rằng: “2/10 thành viên đã phát biểu không ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài cũng là điều đáng lưu ý. Bắc Kinh có thể tác động để vài nước phát biểu ở cách thức nào đó, nếu có, nhưng vẫn sẽ không thể nào lèo lái đủ mạnh để có một thắng lợi truyền thông nào ở AMM-49 và ARF lần này. Do vậy khả năng ra được một Tuyên bố chung ASEAN tại Lào là khá khó khăn”.
Nếu Tuyên bố chung về Biển Đông không thể đưa ra tại hội nghị lần này thì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm an ninh lớn nhất khu vực. Hơn nữa, 4 thành viên: Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều trực tiếp tham gia tranh chấp.
Tuy vậy, những tín hiệu lạc quan về Biển Đông đã được phát ra tại hội nghị chiều 24.7 khi các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh “Biển Đông chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN”.
Theo thông tin từ Bộ ngoại giao Việt Nam, các ngoại trưởng ASEAN đã dành nhiều thời gian trao đổi về vấn đề Biển Đông, tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp gần đây, trong đó có việc bồi đắp và quân sự hóa làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Không những thế, những vấn đề liên quan đến T trọng tài (được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước LHQ về luật Biển năm 1982) cũng được các ngoại trưởng đề cập tại cuộc họp cùng ngày.
 
Nếu ASEAN có một lập trường thống nhất trong việc ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài bác bỏ đường 9 đoạn thì đây có thể là bước ngoặt lịch sử trong tranh chấp Biển Đông. Theo AFP, khả năng đối phó với Bắc Kinh được xem như một phép thử cho việc liệu ASEAN có thể cùng nhau đương đầu với những thách thức khu vực khác ngoài vấn đề thương mại hay không.
Biển Đông và phép thử cho ASEAN - ảnh 1

Người Philippines ăn mừng phán quyết của PCA đối với vụ kiện Biển ĐôngREUTERS

Đưa tầm nhìn thành hiện thực
Trong khi đó, về tổng thể chương trình nghị sự, với chủ đề “Đưa tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động”, các bộ trưởng đã tập trung thảo luận 5 nội dung chính, gồm: các biện pháp củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức; hợp tác giữa ASEAN với các đối tác; trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế.
Về kế hoạch tổng thể chính trị – an ninh ASEAN 2025, nhiều tiến triển tích cực đã đạt được như khởi động xây dựng quy trình chuẩn về hỗ trợ lãnh sự dành cho công dân ASEAN ở nước thứ 3, thành lập Trung tâm quân y ASEAN, tổ chức các cuộc diễn tập về cứu trợ thiên tai, an ninh biển…
Về kinh tế, hội nghị hoan nghênh các kế hoạch hành động mới giai đoạn 2016 – 2025 đã được xây dựng ở hầu hết các kênh chuyên ngành như đầu tư, thuận lợi hoá thương mại, giao thông vận tải, doanh nghiệp vừa và nhỏ, du lịch, khoa học công nghệ…
Về văn hóa – xã hội, hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của trụ cột này trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng bản sắc ASEAN; đánh giá cao những kết quả tích cực, trong đó có thông qua và triển khai các chiến lược hành động giai đoạn mới về lao động, giáo dục, môi trường, y tế, quản lý thiên tai; xây dựng hướng dẫn của ASEAN về trách nhiệm xã hội công ty đối với lao động, vận hành Viện Kinh tế xanh ASEAN…
Các bộ trưởng nhất trí trao quy chế Đối tác theo lĩnh vực cho Thuỵ Sĩ và Đối tác phát triển cho Đức. Nhân dịp này, các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố kỷ niệm 40 năm Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), tiếp tục đề cao giá trị, tầm quan trọng cũng như các mục tiêu và nguyên tắc của hiệp ước và chấp thuận đề nghị tham gia TAC của Chile, Iran, Ma Rốc và Ai Cập.
Hôm nay 25.7 sẽ diễn ra 10 hội nghị ngoại trưởng ASEAN+1 với các bên đối thoại (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nga, Liên minh Châu Âu – EU và Canada).
Cựu tổng thống Philippines nhận sứ mệnh hàn gắn với Trung Quốc
Cựu tổng thống Philippines nhận sứ mệnh hàn gắn với Trung Quốc

Ảnh: AFP

Ngày 24.7, tờ The Philippine Star đưa tin cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos (ảnh) vừa nhận lời đề nghị của đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte trở thành đặc phái viên của chính phủ nước này để đến Trung Quốc đàm phán. Nhiệm vụ chính của ông Ramos (88 tuổi) là sẽ hỗ trợ chính quyền Tổng thống Duterte hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh.
Trước đó, ông Ramos phát biểu rằng ông sẵn sàng tham gia đàm phán song phương với Trung Quốc nhưng không dùng phán quyết của Tòa trọng tài cho vụ kiện về Biển Đông được công bố ngày 12.7.2016 làm điểm khởi đầu. Tổng thống Duterte cũng đã tuyên bố phán quyết có thể không nằm trong chương trình nghị sự của những cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc mà có thể diễn ra sau này, theo The Philippine Star.
Minh Trung

 

Lam Yên 
(Từ Vientiane, Lào)