25/12/2024

Phán quyết của Toà trọng tài
 tác động tích cực

-Phán quyết của Toà trọng tài về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện và sẽ trở thành một trong những nguồn luật để Việt Nam vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

 

Phán quyết của Toà trọng tài
 tác động tích cực

 

Phán quyết của Toà trọng tài về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện và sẽ trở thành một trong những nguồn luật để Việt Nam vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

 

 

 

 

Phán quyết của Tòa trọng tài
 tác động tích cực
Theo phán quyết của Toà trọng tài, dù Trung Quốc có cố tình mở rộng, xây dựng các công trình thì đá Châu Viên này cũng không thể được xem là đảo – Ảnh: Reuters

Đó là đánh giá chung của các nhà nghiên cứu luật pháp, chuyên gia tham gia cuộc toạ đàm khoa học “Phán quyết của Toà trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc – Sự kiện và bình luận” do Trường ĐH Luật 
Hà Nội tổ chức sáng 21-7.

Theo diễn giả Nguyễn Toàn Thắng (phó viện trưởng Viện luật so sánh, ĐH Luật Hà Nội), dưới góc độ pháp lý, phán quyết làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng của Luật biển quốc tế như quy chế pháp lý của các thực thể trên biển; hoạt động của quốc gia trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền; giá trị pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn”; vấn đề về quyền lịch sử…

Từ đó, các nội dung của phán quyết sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển Luật biển quốc tế nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung.

Trên phương diện chính trị, ngoại giao, phán quyết của T trọng tài không chỉ có tác động tới các bên tranh chấp là Philippines và Trung Quốc, mà còn tác động đến những quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và trên thế giới.

Phán quyết cũng có ý nghĩa và giá trị trong việc tạo nền tảng đoàn kết các bên liên quan, đặc biệt là ASEAN, trong vấn đề chống bành trướng, bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp.

Đánh giá về những tác động tích cực đối với Việt Nam, tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ) cho rằng tác động quan trọng nhất là phán quyết sẽ thu hẹp đáng kể các tranh chấp mà Trung Quốc cố tình tạo ra ở Biển Đông, nhất là “đường lưỡi bò”.

“Có thể đoán trước Trung Quốc sẽ bất chấp phán quyết của t và leo thang hơn, hung hãn hơn trên Biển Đông. Để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của t không phải là điều dễ dàng – TS Trục phân tích – Nhưng phán quyết này tác động không nhỏ đến hình ảnh của Trung Quốc. Nó sẽ luôn là bằng chứng khẳng định tuyên bố “trỗi dậy h bình” của Trung Quốc thực 
chất chỉ là lời nói dối”.

Trong số những giải pháp để thực hiện phán quyết, TS Trục cũng đề xuất “kiên trì thực hiện chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, dựa trên các phương tiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982”.

Ông Trục cho rằng: “Một trong những việc làm quan trọng của chúng ta lúc này là phải làm cho dư luận thế giới hiểu rõ rằng các quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông đến đâu và hành động của Trung Quốc bất hợp 
pháp như thế nào”.

Ngày mai, khai mạc chuỗi hội nghị ASEAN

Từ ngày 23 đến 26-7, tại thủ đô Vientiane của Lào sẽ diễn ra Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 49 (AMM-49) và các hội nghị ngoại trưởng liên quan. Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Để chuẩn bị nội dung cho AMM-49, trong hai ngày 21 và 22-7 cũng tại Vientiane, trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) của các nước thành viên ASEAN nhóm họp thảo luận nội dung cho hội nghị chính thức.

Tham dự chuỗi hội nghị lần này tại Lào có ngoại trưởng của 27 nước, gồm 10 nước ASEAN và 17 đối tác ngoài ASEAN, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Vương Nghị của Trung Quốc. Đây là các hội nghị cấp ngoại trưởng quan trọng nhất trong năm của ASEAN.

Hội nghị AMM-49 sẽ bàn các vấn đề hợp tác nội khối, xây dựng cộng đồng cũng như quan hệ đối ngoại của ASEAN. Ngoài ra, các phiên hội nghị sẽ thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên, khủng bố và bạo lực cực đoan, nạn buôn bán người, di cư bất thường…

Nhân dịp AMM-49 cũng sẽ diễn ra hội nghị ngoại trưởng thuộc các khuôn khổ hợp tác Mekong với một số đối tác là: Sáng kiến hạ nguồn Mekong (Mekong – Hoa Kỳ) lần 9, Mekong – Nhật Bản lần 9, Mekong – Hàn Quốc lần 6 và Hợp tác Mekong – sông Hằng (Ấn Độ) lần 7.

Theo báo The Diplomat, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại thủ đô Vientiane trong hai ngày 25 và 26-7 tham dự một loạt cuộc họp bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (cấp ngoại trưởng), cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ và 10 ngoại trưởng ASEAN, Sáng kiến hạ nguồn Mekong.

QUỲNH TRUNG (từ Vientiane)

THANH HÀ