Tuy nhiên, theo ý kiến của những người trực tiếp giảng dạy thì việc làm này không cần thiết, ngược lại có thể tác động xấu đến học sinh.
Học sinh chủ quan, giáo viên dạy qua loa
TP.HCM chấn chỉnh việc dạy thêm trong hè
Ngày 7.7, Sở GD-ĐT TP.HCM ban hành văn bản chấn chỉnh thực hiện kế hoạch năm học. Theo đó, Sở chỉ đạo các trường tổ chức dạy thêm trong thời gian hè chỉ được ôn tập, củng cố kiến thức cho HS, không được dạy trước chương trình. Trong văn bản, Sở cũng thông tin đang tham mưu với UBND TP để ban hành kế hoạch thời gian năm học 2016 – 2017. Cụ thể, ngày tựu trường dự kiến là ngày 15.8 và các trường tư thục được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm so với các trường phổ thông công lập cùng bậc học nhưng không thu thêm học phí cho thời gian này.
B.Thanh
Ông Đỗ Thanh Dũng, chuyên viên toán Phòng Giáo dục Q.8 (TP.HCM), cho rằng hoàn toàn không nên dạy trước kiến thức trong hè rồi vào năm học tiếp tục dạy lại một lần nữa kiến thức đó. “Việc tổ chức học đi học lại một chương trình sẽ gây ra sự nhàm chán cho học trò. Hơn nữa, tuổi nào việc đó. Bộ đã đưa ra chương trình học cho từng lứa tuổi, từng lớp là đã có cơ sở khoa học cho sự sắp đặt đó. Vậy nên việc dạy và học nên tuân theo sự phân bổ này để đạt hiệu quả tốt nhất”, ông Dũng phân tích.
Cũng theo ông Dũng, có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh (HS) học yếu. Có thể do bản thân lười, không thích học hoặc do yếu tố khách quan từ phương pháp giảng dạy của giáo viên… “Thay vì dạy trước, hãy tìm ra nguyên nhân vì sao HS học yếu để giúp các em đi đúng hướng và cải thiện việc học, chứ không phải cứ dạy đi dạy lại là tốt, là giúp HS khá lên”, ông Dũng nhìn nhận.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn hóa học, ông Trương Bá Hải, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.10 (TP.HCM), cho biết: “HS yếu thường mất căn bản, hổng kiến thức cũ. Để giúp các em thì giáo viên nên ôn tập, lấy lại kiến thức cơ bản mà các em lơ là trước đó nhằm tạo nền tảng giúp HS khi vào năm học có thể tiếp cận với kiến thức mới, như vậy sẽ hiệu quả hơn”.
Ông Hải nói thêm: “Một số trường dạy trước kiến thức sách giáo khoa trong hè mà lại giải thích là để các em được tiếp cận trước với chương trình, sau đó vào năm học dạy lại thì chẳng khác nào cho HS “cưỡi ngựa xem hoa”. Hè thì nói là học làm quen, vào năm học mới thì nói đã học trong hè nên dạy lướt, như vậy đảm bảo sẽ có nhiều kiến thức bị hổng”. Ông Hải cũng nhấn mạnh nguy hiểm hơn đối với việc dạy trước chương trình là có thể tạo cho HS tâm lý chủ quan. Khi vào năm học mới, HS cho rằng kiến thức đã được học trước trong hè và không chú ý nghe giảng, không tập trung học bài thì sẽ rất nguy hiểm.
Còn ông Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng nếu hè dạy kiến thức cơ bản mà vào năm học lại dạy lại kiến thức đó theo chương trình thì không cần thiết. Ngoài ra, còn làm mất thời gian của học trò mà không mang lại hiệu quả thật sự. Ông Khôi cho rằng việc dạy trước trong hè rồi học lại sau đó chỉ là nhắc lại kiến thức chứ không giúp HS vận dụng kiến thức đã học trước đó.
Phớt lờ chỉ đạo ‘không được tựu trường sớm và dạy trước chương trình’ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhiều trường đã tổ chức ‘khai giảng’ nhập học ngay đầu tháng 7.
Phản khoa học
Theo PGS Trần Hữu Tá, có nhiều động cơ, mục đích để các trường tổ chức cho HS học trước chương trình. “Có những trường, thầy cô quan tâm thật sự đến trình độ cũng như kết quả của HS trong năm học mới. Tuy nhiên, có lẽ nhiều hơn là những trường hợp vì mục đích kinh doanh, tăng thu nhập cho trường. “HS từ lớp 1 đến lớp 12 đang bị tước đi cái quyền được chơi, được nghỉ ngơi, giải trí”, ông Tá nói.
“Các trường chỉ nên ôn tập cho những HS kém quá để bổ túc kiến thức giúp theo kịp các HS khác trong năm học mới. Chứ dạy kiến thức mới là không nên. Dạy trước chẳng làm gì cả, là phản khoa học, phản tác dụng, sẽ khiến HS rơi vào tình trạng ngao ngán khi đến lớp. Hơn nữa, không nên dạy trước chương trình vì Bộ GD-ĐT đã quy định chương trình học rất rõ ràng theo từng tuần, từng tháng, cần tuân thủ”, ông Tá nhấn mạnh.
Đứng ở góc độ tâm lý, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt, chia sẻ: “Việc nhiều trường cho HS học trước chương trình có cả mặt tích cực lẫn hệ lụy. Tích cực ở chỗ là tạo tâm thế chuẩn bị sẵn sàng cho HS bước vào năm học mới. Giúp HS hình dung một số khó khăn về mặt kiến thức trong năm học mới. Tuy nhiên điều này cũng khiến HS ỷ lại, thụ động khi chính thức học. Và khi học lại kiến thức đã biết rồi thì dễ chán học. Việc chán học diễn ra nhiều dẫn đến tình trạng HS không hứng thú với học tập”.
Ông Hoàng Hữu Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết đang xây dựng hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học của Hà Nội dựa trên quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Theo ông Duy, thời gian nghỉ hè, HS cần được nghỉ ngơi để thoải mái, thư giãn. “Đây là tiền đề để một HS phát triển ổn định, cân bằng. Dùng thời gian nghỉ hè để tạo áp lực cho năm học mới là không hợp lý. Đừng nên lạm dụng việc cho HS học hè, học trước chương trình”.
Không giải quyết được bài toán thiếu kỹ năng
Đang là mùa hè, không nên tổ chức dạy vào thời điểm này vì vô tình tước mất cơ hội để HS nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí, giúp đảm bảo sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng. Kỹ năng rất cần thiết với HS nhưng chương trình học chính khoá không giải quyết được bài toán này.
(Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM)
Nghỉ hè nên để tụi em chơi đùa
Nghỉ hè thì nên để tụi em được chơi đùa, nghỉ ngơi lấy tinh thần bắt đầu năm học mới. Việc trường bắt đi học trong khi bạn bè của em ở những trường khác còn đang nghỉ, theo em là hết sức vô lý.