09/01/2025

Hết thời trung tâm luyện thi

Từ khi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trở thành ‘2 trong 1’, xu hướng ôn luyện của thí sinh đã có thay đổi, dẫn đến việc nhiều trung tâm luyện thi ĐH đóng cửa hoặc hoạt động thoi thóp, cầm chừng.

 

Hết thời trung tâm luyện thi

Từ khi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trở thành ‘2 trong 1’, xu hướng ôn luyện của thí sinh đã có thay đổi, dẫn đến việc nhiều trung tâm luyện thi ĐH đóng cửa hoặc hoạt động thoi thóp, cầm chừng.





Trung tâm luyện thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đóng cửa và dán thông báo trả lại tiền cho học sinh (ảnh nhỏ)  /// Ảnh: Lam Ngọc

 

 

Trung tâm luyện thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đóng cửa và dán thông báo trả lại tiền cho học sinh (ảnh nhỏ)ẢNH: LAM NGỌC

 


Luyện thi cấp tốc… “phá sản”
Giữa tháng 6, chúng tôi tìm đến các trung tâm luyện thi của những trường ĐH tại TP.HCM, một thời được xem là “lò nhồi” học sinh (HS). Các trung tâm vắng tanh, nhiều nơi đã đóng cửa vì không có người học.
Trung tâm luyện thi thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nơi được xem là địa chỉ ôn thi tin cậy của dân khối A, cũng không có bóng HS nào. Bà Đặng Vy Yến, nhân viên ghi danh của trung tâm này, buồn bã nói: “Trung tâm luyện thi bây giờ hoạt động chán lắm. Chủ yếu là phục vụ người học văn bằng 2, học chứng chỉ”.
Bà Yến nói thêm: “Mấy năm trước, sau khi thi tốt nghiệp THPT xong, HS từ các tỉnh đổ về trung tâm luyện thi của trường đăng ký nườm nượp. Có năm chúng tôi còn không nhận vì tất cả các phòng đều chật kín hoặc không đủ giáo viên đứng lớp. Nhưng từ khi sáp nhập kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH làm một thì HS thưa dần. Năm ngoái còn tổ chức được một vài lớp, năm nay thì vắng bóng hoàn toàn, không có một lớp nào. Chúng tôi thất nghiệp rồi”.
Tình hình tương tự tại Trung tâm luyện thi của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Với lợi thế nằm ngay trung tâm thành phố và luyện thi nhiều khối, những năm trước đây là một trong những “lò luyện” có số lượng HS đổ về rất đông. Năm nay thưa thớt vài người đăng ký. Các dãy phòng trước đây để dành luyện thi cấp tốc giờ phải nhường chỗ cho các lớp tiếng Anh. Chọn giờ cao điểm ôn thi theo như lịch mọi năm, tối ngày 14.6, chúng tôi đến trung tâm này. Dạo quanh trường, chúng tôi không thấy lớp luyện thi nào. Một bảo vệ trong trường cho biết: “Mọi năm đông lắm, đến giờ luyện thi là HS gửi xe kéo dài trước nhà xe, không khí náo nhiệt lắm nhưng năm nay chỉ có lèo tèo vài em”.
Hết thời trung tâm luyện thi - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Trung tâm luyện thi ‘bẫy’ người học

Lợi dụng việc một số trường tổ chức thi riêng, các trung tâm luyện thi bắt đầu xuất hiện và “bẫy” người học bằng việc sử dụng tên trường tổ chức vào tên của trung tâm.


Các trung tâm luyện thi trước đây “đắt như tôm tươi” giờ cũng hoạt động cầm hơi. Bà Trần Thị Tú, Giám đốc Trung tâm luyện thi ĐH Q.10, cho biết: “Những năm trước, khi vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp là phòng ghi danh luyện thi làm việc mỏi tay, các lớp, các ca đều đầy nhưng 2 năm trở lại đây HS giảm hẳn. Lúc trước mỗi ngày trung tâm tổ chức trên chục lớp nhưng hiện nay co lại chỉ còn vài lớp mà HS cũng rất thưa”.
Theo bà Tú, lúc trước trung tâm hoạt động ngày 3 ca nhưng hiện tại các lớp luyện thi chuyển về cuối tuần. Một vài buổi tối trong tuần cũng có nhưng rất ít HS. Một giảng viên nhiều năm luyện thi cho biết số HS tìm đến trung tâm luyện thi bây giờ có 2 dạng, một là học quá kém, trường không “cứu” được nên phải ra trung tâm; hai là HS giỏi cần ôn kiến thức nâng cao mà trường không đáp ứng yêu cầu. Cộng cả 2 đối tượng này thì cũng không nhiều.
Trong khi đó, các trung tâm luyện thi nhỏ vì không có HS nên đang loay hoay tìm cách chuyển hướng sang trung tâm gia sư nhận dạy kèm, ôn luyện tại nhà.


Chủ yếu ôn thi tại trường
Tiếp xúc với nhiều HS lớp 12, chúng tôi được biết phần lớn các HS đều ôn luyện tại trường phổ thông thay vì đến các trung tâm luyện thi như trước.
Đào Lê Hoàng, HS một trường THPT tại Q.3, TP.HCM, chia sẻ: “Trước đây, sau kỳ thi tốt nghiệp thì học bạ, hồ sơ trong trường THPT đã xong, sau đó HS chỉ quay lại lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp. Nhưng khi 2 kỳ thi sáp nhập thì hồ sơ vẫn còn tại trường. Vì ngại và sợ bị làm khó nên chúng em học ôn ngay tại trường”.
Hoàng còn cho biết thêm: “3 năm trước, anh trai của em đi ôn ở trung tâm chỉ đăng ký ôn 2 môn học yếu. Bây giờ em luyện thi ở trường thì thầy cô thường “tư vấn” đăng ký ôn thi cả 3 môn kèm thêm một môn tự chọn nên thấy không thoải mái. Hơn nữa lúc đầu đăng ký học, trường nói là HS có quyền chọn giáo viên nhưng khi chúng em đăng ký vào lớp của giáo viên dạy giỏi thì trường lại điều phối lại cho cân bằng với những lớp khác. Dù không thích nhưng chúng em đành phải chấp nhận”.
Đề thi không đánh đố, nhiều hướng vào ĐH
Các giáo viên nhiều năm đứng lớp luyện thi cho rằng việc HS không còn mặn mà với các trung tâm luyện thi của các trường ĐH chủ yếu do tính chất đề thi THPT quốc gia đã thay đổi.
Để đảm bảo cả HS miền núi, vùng sâu vùng xa và thành thị đều có thể làm bài được nên kiến thức đề thi yêu cầu dễ hơn, không còn đánh đố so với đề thi ĐH trước đây. HS chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản là đã đạt điểm trung bình. Việc chinh phục ĐH không còn khó như trước nên nhu cầu tìm lò luyện thi cũng không nhiều.
Theo ông Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn tới việc HS không luyện thi tại các trung tâm là do nhiều trường ĐH xét tuyển bằng học bạ, áp lực thi cử không nhiều nên việc ôn luyện cũng giảm.
Trung tâm luyện thi trước đây thu hút HS cũng một phần do yếu tố tâm lý. HS muốn có thời gian tiếp cận với cách ôn tập, giảng dạy của giảng viên ở các trường ĐH, phần khác tin rằng những thầy cô luyện thi sẽ là người trực tiếp chấm điểm. Ngoài ra, HS cũng hy vọng giáo viên luyện thi có thể khu biệt kiến thức ôn tập sát với đề thi và… đoán trúng đề. Nhưng nay cơ cấu đề thi thay đổi, cách tổ chức thi cũng khác. Thay vì giảng viên trường ĐH trực tiếp chấm điểm thì nay giáo viên phổ thông, giảng viên chấm thi theo cụm khiến việc luyện thi ở trung tâm các trường ĐH không còn hấp dẫn.


 

Lam Ngọc