Định hình tam giác an ninh mới
Đánh giá về hợp tác Mỹ – Nhật và mở rộng tam giác an ninh Mỹ – Nhật – Úc, ông Ernest Z.Bower, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đã gửi đến Thanh Niên bài viết sau.
Định hình tam giác an ninh mới
Đánh giá về hợp tác Mỹ – Nhật và mở rộng tam giác an ninh Mỹ – Nhật – Úc, ông Ernest Z.Bower, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đã gửi đến Thanh Niên bài viết sau.
Đầu tháng 6, cùng thời điểm với Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore, Đối thoại núi Phú Sĩ cũng được tổ chức tại Nhật với sự tham gia của quan chức và chuyên gia Mỹ, Nhật để phân tích tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đánh giá về hợp tác Mỹ – Nhật và mở rộng tam giác an ninh Mỹ – Nhật – Úc, ông Ernest Z.Bower, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đã gửi đến Thanh Niên bài viết sau.
Hiệp ước lịch sử
Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cùng Đại sứ Nhật tại Philippines Kazuhide Ishikawa đại diện hai nước ký hiệp ước quốc phòng mang tính lịch sử. Hiệp ước tạo ra khuôn khổ để Nhật Bản hỗ trợ, cung cấp công nghệ và thiết bị quốc phòng cho Philippines. Đây là một dấu mốc có ảnh hưởng lớn về lịch sử và địa chính trị, chỉ dẫn một cấu trúc an ninh nổi lên tại Biển Đông: Tam giác liên minh Mỹ – Nhật – Úc.
Thỏa thuận đạt được với Manila được tạo điều kiện bởi chính sách quốc phòng mới, chủ động hơn của Nhật Bản, hướng đến các yếu tố cân bằng trước tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
TIN LIÊN QUAN
Nhật – Ấn hợp tác đầu tư chiến lược ở Ấn Độ Dương
Ấn Độ và Nhật Bản đang lên kế hoạch cùng thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng dân sự ở các đảo thuộc Ấn Độ Dương nhằm đi trước ý đồ gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển này.
Trong một khảo sát gần đây được thực hiện bởi Viện Lowy (Úc) và CSIS cho thấy nhìn nhận của người Đông Nam Á về Nhật Bản đã khác so với hình ảnh đế quốc Nhật thời Thế chiến 2. Theo đó, đa số người dân đều ủng hộ vai trò của Tokyo lớn hơn ở châu Á, cả về an ninh lẫn kinh tế. Nhật nằm nhóm được hoan nghênh nhất, tiếp theo sau là Mỹ và Ấn Độ. Trong khi đó, đánh giá dành cho Trung Quốc thì ngày càng tiêu cực hơn, dù Bắc Kinh cố gắng tạo ra ảnh hưởng thông qua các chính sách kinh tế, hỗ trợ tài chính với nhiều đối tác.
ASEAN mong muốn vai trò quân sự mới của Nhật Bản được kết hợp cùng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Trong tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands hồi tháng 2 cũng tập trung vào việc tạo ra sự cân bằng trên Biển Đông.
Trước khi hiệp ước quốc phòng Nhật – Philippines được ký kết hồi cuối tháng 2, Toà tối cao Philippines cũng đã thông qua Thoả thuận nâng cấp hợp tác quốc phòng (EDCA) giữa nước này với Mỹ. EDCA cho phép hai bên hợp tác an ninh sâu rộng hơn, trong đó bao gồm việc Mỹ triển khai lực lượng đồn trú luân phiên ở Philippines. Manila cũng được Washington hỗ trợ để phát triển năng lực của lực lượng vũ trang, đặc biệt là các lực lượng an ninh hàng hải.
Vai trò của Ấn Độ
Thời điểm ký kết thoả thuận quốc phòng giữa Tokyo và Manila cũng chẳng phải ngẫu nhiên. Đó còn là sự phối hợp giữa Nhật với Mỹ và Úc trong một nỗ lực phối hợp tăng cường năng lực an ninh, quốc phòng cho ASEAN. Úc cũng cóhợp tác quốc phòng sâu rộng với Philippines. Bằng chứng là Canberra đã tặng 3 tàu đổ bộ lớp Balikpapan cho Manila. Hợp tác ba bên Mỹ – Nhật – Úc sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Philippines cùng một số quốc gia khác trong khối ASEAN ở nhiều cấp độ khác nhau.
Thực tế, tam giác an ninh trên đã hiện diện hơn 15 năm qua và giờ đây đang đẩy mạnh hỗ trợ các quan hệ song phương để tăng tính chủ động. Liên minh này cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng an ninh mạnh mẽ, khi không chỉ đầu tư cho hợp tác ba bên, mà còn phối hợp xây dựng cấu trúc an ninh ASEAN thông qua kênh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus). Mục tiêu chiến lược là nhằm tạo ra một thế cân bằng chiến lược trong khu vực, và sẽ được phát huy tốt nhất bằng cách tham gia vào quá trình hình thành quy tắc quốc tế.
Ấn Độ cũng là một đối tác quan trọng để góp phần thành công cho chiến lược dài hạn trên. New Delhi cũng là một thành phần của cấu trúc ADMM-Plus. Washington, Tokyo và Canberra cũng nhìn nhận rõ ràng vai trò quan trọng của New Delhi, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Mỗi nước trong tam giác an ninh Mỹ – Nhật – Úc đều có hợp tác song phương với Ấn Độ, tiếp tục hướng đến mục đích cốt lõi của Đối thoại Tứ giác an ninh (QSD) được hình thành tại Nhật Bản vào năm 2007.
Kinh tế củng cố quốc phòng
Hiệp ước quốc phòng song phương rất cần củng cố bởi hợp tác kinh tế. Và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nhận thấy điều này nên đưa ra cam kết Manila sẽ nỗ lực để tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đã được sự tham gia của 12 nước. TPP bao gồm Mỹ – Nhật – Úc cùng một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, New Delhi cũng sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với khối này.
Không chỉ tăng cường hợp tác an ninh với Philippines, Nhật Bản có thể sẽ tiến đến ký kết nhiều hiệp ước quốc phòng với phần lớn các nước còn lại trong ASEAN. Đó chính là cơ sở cho sự lớn mạnh của tam giác an ninh ở Biển Đông nhằm thúc đẩy an ninh khu vực. Tất cả các nước đều nhìn thấy ASEAN chính là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, và cần phải phối hợp với nhau để thực thi, đảm bảo một trật tự dựa trên quy tắc quốc tế.
Mỹ – Nhật – Ấn tập trận lớn
Theo truyền thông Ấn Độ, hải quân Mỹ – Nhật – Ấn đang tổ chức tập trận chung kéo dài từ ngày 10 – 17.6 trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc từ năm 2013 đã tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Đây là cuộc tập trận ba bên thường niên mang tên Malabar.
Cuộc tập trận có sự tham gia của hàng trăm tàu chiến, chiến đấu cơ, máy bay trinh sát, tàu đổ bộ, trực thăng… Trong đó, lực lượng Mỹ bao gồm tàu sân bay hạt nhân USS John C Stennis cùng hơn 20 chiến hạm cỡ lớn, 50 trực thăng chống tàu ngầm, máy bay săn ngầm P-8 Poseidon cùng hơn 100 chiến đấu cơ gồm cả chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet xuất kích từ tàu sân bay. Còn Ấn Độ thì điều động các tàu hộ tống tàng hình INS Shayadri và INS Satpura, tàu hậu cần INS Shakti, khinh hạm tên lửa INS Kirch. Nhật Bản cũng triển khai lực lượng hải quân hùng hậu, trong đó có tàu khu trục chở trực thăng JS Hyuga.
Hoàng Đình
|
Ernest Z.Bower