02/11/2024

​Kêu gọi Trung Quốc hành xử văn minh

Trong thế giới văn minh, các tranh chấp cần được giải quyết một cách văn minh theo luật lệ thống nhất của các thành viên.

 

​Kêu gọi Trung Quốc hành xử văn minh

 

Trong thế giới văn minh, các tranh chấp cần được giải quyết một cách văn minh theo luật lệ thống nhất của các thành viên. 

 

 

 

​Kêu gọi Trung Quốc hành xử văn minh
Tiến sĩ Raul C. Pangalangan, thẩm phán Toà án hình sự quốc tế ở The Hague (Hà Lan), tại hội thảo – Ảnh: Đ.Hiếu

Điểm nhấn của hội thảo quốc tế chủ đề “An ninh và phát triển biển: hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á – Âu” ở TP Hạ Long trong ngày cuối 10-6 chính là các học giả trong nước và quốc tế cùng tham gia thảo luận cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và vụ kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông, chủ đề đang thu hút mạnh mẽ dư luận quốc tế.

“Nhờ toà trọng tài phân xử các bất đồng giữa những quốc gia tuyên bố chủ quyền, ngay cả khi một bên không thích phán quyết của toà trọng tài, chính là một hành xử văn minh
TS MARKUS GEHRING (Trung tâm Lauterpacht về luật pháp quốc tế của ĐH Cambridge, Anh)

Học giả Trung Quốc vẫn ngang ngạnh

GS Sienho Yee, chuyên gia luật pháp quốc tế của ĐH Vũ Hán, nêu luận điểm cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực (PCA) thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết, do tòa trọng tài đã xâm phạm quyền cùng với lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Tuy vậy, các đại biểu cho rằng bản thân UNCLOS đã có kết luận rất rõ ràng và bác bỏ các lập luận phản đối của Trung Quốc. Bắc Kinh có cơ hội đóng góp vào sự khách quan và công bằng của trọng tài nhưng đã từ chối tham dự.

GS Yee còn phàn nàn PCA không khách quan khi phần lớn thẩm phán là người châu Âu.

Đáp trả, TS Markus Gehring, Trung tâm Lauterpacht về luật pháp quốc tế của ĐH Cambridge (Anh), thông tin rằng việc lựa chọn các thẩm phán của t án phụ thuộc vào Liên Hiệp Quốc, các nước thành viên và t án có nhiệm vụ hỗ trợ cho phù hợp với tinh thần điều lệ để giải quyết các tranh chấp một cách hữu nghị và h bình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Gehring cho biết: “Lập luận của vị học giả Trung Quốc không thuyết phục tôi. Tôi cho rằng nó sẽ làm suy yếu tính pháp quyền nếu bạn hoàn toàn phớt lờ phán quyết của PCA. Nó làm suy yếu pháp luật quốc tế khi bạn công kích cá nhân những thẩm phán của PCA.

Những hành vi bắt nạt không phải là cách để giải quyết những vấn đề quốc tế”. Ông Gehring nhận định phán quyết của tòa trọng tài sắp tới sẽ rất quan trọng.

“Tôi rất hi vọng rằng tầm quan trọng của tính pháp lý sẽ giúp tìm ra giải pháp cho các vấn đề tranh chấp hiện tại. Nó sẽ không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng là một tín hiệu tốt cho tương lai” – TS Gehring nói với Tuổi Trẻ.

Châu Á cần tích cực tham gia tòa quốc tế

Trong phiên thảo luận trước đó, GS Erik Francks – thành viên tòa trọng tài, trưởng khoa luật pháp châu Âu và quốc tế ĐH Tự do Bỉ và TS Raul C. Pangalangan (Philippines) – thẩm phán Toà án hình sự quốc tế tại The Hague (Hà Lan) đã trình bày về kinh nghiệm tham gia, thực hiện công ước luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua t án và trọng tài.

GS Francks cho rằng ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có thể tham khảo mô hình của Liên minh châu Âu (EU), trở thành một chủ thể của quan hệ quốc tế, một thành viên của UNCLOS.

Theo hướng phát triển này, ASEAN sẽ hội nhập sâu hơn về luật pháp và sử dụng luật pháp là công cụ để thúc đẩy hợp tác, giải quyết tranh chấp.

Còn thẩm phán Pangalangan cho biết tỉ lệ sử dụng tòa án công lý và trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ở châu Á là thấp so với các khu vực khác.

Theo ông, bên cạnh các rào cản văn hóa và lịch sử, trở ngại thật sự với các quốc gia châu Á chính là sự thiếu tin tưởng và thiếu cam kết với những nguyên tắc luật pháp quốc tế của các cơ quan, bộ ngành, các nhà hoạch định chính sách trong nội bộ các nước, vì những cơ quan này thường cho rằng các tiến trình pháp lý quốc tế có khả năng bị chính trị hoá, bị thao túng.

Do đó, thẩm phán Pangalangan cho rằng cần có trao đổi thông tin, đối thoại thường xuyên giữa các đại biểu quốc hội, bộ trưởng tư pháp với các bộ ngành khác nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng và tính hữu hiệu của các t án quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

“Chúng ta cần phải tăng cường niềm tin, tăng cường sự tham gia của các nước châu Á ở những tòa án quốc tế. Các nước châu Á cần phải tham gia tích cực hơn. Các vụ kiện ở tòa án quốc tế không mang tính chất riêng rẽ, đáng kinh ngạc hay thù địch, mà trái lại rất hợp lý và tuân thủ đúng các quy định của luật pháp quốc tế” – thẩm phán Pangalangan nói.

Cũng theo vị thẩm phán này, để sử dụng t án quốc tế hiệu quả, các quốc gia cần chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực của các luật sư trong nước để sử dụng trong các phân xử quốc tế.

“Trên thực tế, sử dụng t án không phải lúc nào cũng là lựa chọn hoàn hảo, nhưng đó là giải pháp h bình và công bằng. Từ khía cạnh pháp luật, vấn đề không phải là ai thắng, ai thua, mà là tiến trình khách quan để tiến tới phán quyết công bằng và hợp lý” – thẩm phán Pangalangan đánh giá.

QUỲNH TRUNG