27/12/2024

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM xứng tầm di tích quốc gia

Cục Di sản văn hoá – Bộ VH-TT&DL vừa có ý kiến đồng ý với đề xuất của Sở Văn hoá và thể thao TP.HCM về việc lập hồ sơ di tích trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM trình Bộ VH-TT&DL xem xét xếp hạng di tích cấp quốc gia.

 

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM xứng tầm di tích quốc gia

 

Cục Di sản văn hoá – Bộ VH-TT&DL vừa có ý kiến đồng ý với đề xuất của Sở Văn h và thể thao TP.HCM về việc lập hồ sơ di tích trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM trình Bộ VH-TT&DL xem xét xếp hạng di tích cấp quốc gia.

 

 

 

 

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM xứng tầm di tích quốc gia
Mặt tiền trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM với sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu và đường nét kiến trúc Chăm, Khmer – Ảnh: T.T.D.

Trước đó vào tháng 4-2016, Trung tâm bảo tồn di tích – Sở Văn hoá và thể thao TP.HCM có công văn gửi Cục Di sản đề nghị xem xét lý lịch di tích trụ sở ngân hàng này (số 17 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1) để công nhận là di tích cấp quốc gia.

Ông Trương Kim Quân – giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích – cho biết việc đề nghị Cục Di sản xem xét trường hợp di tích trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại 17 Võ Văn Kiệt đã có ý kiến của UBND TP.HCM.

Theo hồ sơ di tích đang lập, t nhà trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM được xây dựng vào năm 1929-1930, từng có các tên gọi: toà nhà chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn (1930-1957), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng h, từ năm 1957 đến 30-4-1975), trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM (từ tháng 7-1976 đến nay).

T nhà toạ lạc ngay bên bến Chương Dương nhìn ra rạch Bến Nghé, có mặt bằng hình chữ nhật gồm một tầng hầm, tầng trệt và hai tầng lầu.

Ghi nhận của Trung tâm bảo tồn di tích cho biết: “Phong cách kiến trúc của tòa nhà rất đặc biệt, đó là sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với đường nét kiến trúc Chăm, Khmer, thể hiện ở hình khối, môtip trang trí các mặt đứng, cột, rào lưới, cửa sắt, hành lang, lan can, bancông, góc mái, trán cửa… Đặc trưng trang trí những môtip hoa sen, dây lá, các hình tượng tựa đầu chim thần Garuda, rắn Naga cách điệu; thanh cuộn cửa sổ”.

Trên cổ trần mặt tiền tòa nhà đắp nổi dòng chữ “NGÂN – HÀNG NHÀ – NƯỚC VIỆT – NAM” sơn màu đỏ. T nhà có một cổng chính và hai lối ra vào. Ở vị trí các góc cong của t nhà trang trí những dải băng hình cánh sen, nụ sen, dây lá và ô hình thoi trên các đầu cột. Toàn bộ các mặt đứng của t nhà trang trí dải băng hình cánh sen diềm theo sàn và cổ trần; bố trí nhiều cửa sổ đăng đối nhau.

Tòa nhà được xếp vào loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, với các hiện vật thuộc di tích gồm: một số máy móc, trang thiết bị chuyên ngành; một số bàn ghế làm việc, bộ salon; hệ thống quạt và đèn treo tường cùng một số bộ động cơ thang máy hiện không còn sử dụng đang lưu giữ trong kho.

Trung tâm bảo tồn di tích đánh giá t nhà này đang còn được bảo quản khá tốt, tuy nhiên một số hoa văn trên tầng mái đã bị nứt, bể. Hiện nay t nhà đang bị lún, gây nên hiện tượng rạn nứt phần chân tường xung quanh t nhà, các cột và gạch nền ở sảnh trung tâm. Một số cửa cuốn bằng gỗ đã bị mục.

Đặc biệt sau khi đường hầm Thủ Thiêm đi vào hoạt động thì khối nhà điều hành đường hầm Thủ Thiêm án ngữ phía trước trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM phần nào làm mất đi cảnh quan vốn có của di tích.

LAM ĐIỀN