26/12/2024

Thị thực chung ASEAN

ASEAN đang hướng đến mở đường cho người từ ngoài khối có thể đi đến bất cứ quốc gia thành viên nào chỉ với một thị thực.

 

Thị thực chung ASEAN

ASEAN đang hướng đến mở đường cho người từ ngoài khối có thể đi đến bất cứ quốc gia thành viên nào chỉ với một thị thực.




Du lịch Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu ASEAN có chính sách thị thực chung	  /// Đ.N.Thạch

 

Du lịch Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu ASEAN có chính sách thị thực chungĐ.N.THẠCH


Ý tưởng về thị thực chung là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Diễn đàn du lịch ASEAN diễn ra mới đây ở thủ đô Manila, Philippines với sự tham dự của bộ trưởng du lịch các nước thành viên.
Bắt đầu từng cặp quốc gia
 
 
Mô hình thị thực Schengen
Theo Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, nếu khách lưu trú ở nhiều quốc gia trong khối thị thực chung Schengen tại EU cần nộp hồ sơ xin thị thực tại cơ quan lãnh sự là “điểm đến chính” của chuyến đi. Quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà ở đó khách sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi. Còn mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, thì quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà khách sẽ lưu lại lâu nhất.
Nếu hai mục đích trên đều giống nhau, quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà khách sẽ đặt chân xuống đầu tiên. Hiện nay có 26 nước châu Âu dùng chung một thị thực Schengen.
 

Trước mắt, việc triển khai thị thực chung có thể bắt đầu bằng cách áp dụng cho từng cặp thành viên ASEAN có chính sách tương đồng với nhau nhất, chẳng hạn Thái Lan – Campuchia, Việt Nam – Lào… Thực tế, đây không phải là đề xuất mới, bởi Việt Nam từng chủ trì kết nối du lịch các nước hạ nguồn Mê Kông bằng việc dùng chung một thị thực để tận dụng nguồn du khách ngoại khối.

Cụ thể, năm 2013, tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch hạ nguồn Mê Kông gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan (ACMECS) ở TP.HCM, lãnh đạo ngành du lịch các nước đã tập trung tìm giải pháp cho vấn đề hợp tác cốt lõi là một thị thực chung cho 5 nước.
Tuy nhiên, trong khi các nước còn loay hoay tìm phương thức triển khai thì giữa Thái Lan và Campuchia đã hiện thực hoá chính sách thị thực chung song phương. Thời điểm đó, Thái Lan kêu gọi các nước còn lại trong ACMECS tham gia chương trình “5 quốc gia 1 thị thực” để thúc đẩy đi lại tự do.
Quá trình triển khai giữa Thái Lan và Campuchia từng gặp không ít trở ngại do có nhiều vấn đề không thuộc quản lý của ngành du lịch. Chính phủ Campuchia phải thành lập một ủy ban nhiều bộ ngành để thúc đẩy thực thi visa chung với Thái Lan do bộ trưởng du lịch làm chủ tịch. Cho đến nay, du khách từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được hai nước thống nhất áp dụng chung một thị thực. Với chính sách này, khách du lịch có thể xin thị thực tại Thái Lan hoặc Campuchia, sau đó có thể lưu trú ở cả hai nước. Đây có thể được xem là ví dụ điển hình để các quốc gia còn lại trong ASEAN học hỏi kinh nghiệm.
Thị thực chung ASEAN - ảnh 1

Khách du lịch ở Bangkok, Thái LanAFP

Đôi bên cùng có lợi
Chuyên gia du lịch Huỳnh Văn Sơn cho rằng việc triển khai thị thực chung ASEAN sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên khi có thể san sẻ nguồn khách lẫn nhau.
“Đây là hợp tác win – win (đôi bên cùng có lợi), chứ không riêng những nước có nguồn khách dẫn đầu như Malaysia hay Thái Lan… Đối với điều kiện du lịch Việt Nam hiện nay, việc dỡ bỏ các rào cản về thị thực là cần thiết để thu hút du khách quốc tế. Tâm lý du khách là mong muốn được thuận lợi tối đa trong vấn đề xin thị thực. Do đó, nếu chỉ xin một thị thực rồi đi được cùng lúc nhiều quốc gia trong ASEAN sẽ thúc đẩy tăng trưởng du khách cho các nước thành viên, đồng thời khuyến khích khách đi du lịch dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn trong hành trình và dòng luân chuyển khách sẽ đều đặn hơn”, ông phân tích.
Theo ông Sơn, các nước có nguồn khách thấp hơn trong ASEAN như VN không thể có chuyện bị thiệt thòi khi dùng chung thị thực với các nước khác. Vì thực tế, du lịch VN vẫn đang có sức cạnh tranh tương đối. Cơ hội san sẻ nguồn khách với các nước trong ASEAN là có nếu du lịch VN giải quyết được những tồn tại về môi trường điểm đến và quảng bá, kinh doanh hiệu quả.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Phạm Trung Lương nhận định ý tưởng dùng chung thị thực cho ASEAN là khả thi nhưng việc triển khai không hề dễ dàng. Các quốc gia phải vượt qua được “cái tôi” của mỗi nước, đó là vượt qua lợi ích riêng để tiến tới lợi ích chung của toàn khối.
Ông Lương ví dụ khi áp dụng visa chung, du khách chọn nước nào để xin thị thực vào đầu tiên thì nước đó được hưởng lợi nhiều hơn. Dẫn tới việc các quốc gia kém thu hút hơn về điểm đến, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện sẽ chịu thiệt thòi hơn. Chẳng hạn, khách Mỹ khi đến ASEAN có thể sẽ vào Thái Lan đầu tiên, vì nơi này có sân bay quốc tế lớn và dịch vụ du lịch hấp dẫn, sau đó sẽ đến Campuchia hoặc Lào và về nước từ Việt Nam.
“Nếu lợi ích này chưa được giải quyết thì xung đột sẽ xảy ra, cản trở quá trình thực hiện chung một thị thực của ASEAN. Nếu vượt qua “cái tôi” này, các nước lại phải xử lý vấn đề nan giải khác là rào cản an ninh do hiện tại, mỗi thành viên ASEAN có chính sách miễn thị thực khác nhau, số lượng nước được miễn không đồng đều. Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia đã miễn thị thực cho trên dưới 100 quốc gia, trong khi Việt Nam lại rất ít. Nếu vượt qua khó khăn này, các nước lại phải thống nhất một vấn đề khác là hệ thống an ninh chung. Sự khác biệt lớn về diện miễn thị thực này có thể sẽ làm kéo dài quá trình sử dụng chung một thị thực cho toàn khối”, ông Lương phân tích.

 

N.Trần Tâm