23/12/2024

Trung Quốc lớn tiếng tại Đối thoại Shangri-La

Ngày 5.6, Việt Nam đưa ra thông điệp “vừa hợp tác vừa đấu tranh” để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, trong khi Trung Quốc lớn tiếng khiêu khích.

 

Trung Quốc lớn tiếng tại Đối thoại Shangri-La

Ngày 5.6, Việt Nam đưa ra thông điệp “vừa hợp tác vừa đấu tranh” để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, trong khi Trung Quốc lớn tiếng khiêu khích.




Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại SLD ngày 5.6 /// Yên Ba

 

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại SLD ngày 5.6YÊN BA


Phát biểu tại phiên toàn thể về thách thức trong việc tìm giải pháp cho xung đột trong ngày cuối của Đối thoại Shangri-La (SLD) ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhận định tình hình an ninh khu vực tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, đặc biệt là tranh chấp, bất đồng có thể bùng phát thành xung đột.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình này, theo ông, là có những khác biệt về lợi ích, tham vọng, cạnh tranh chiến lược bất chấp luật pháp quốc tế, sự không nhất quán trong lời nói và việc làm, khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp, sự theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, không tính đến lợi ích của nước khác lẫn cộng đồng quốc tế.
“Những biểu hiện tiêu cực và khó lường này, những bất đồng, tranh chấp như đang diễn ra, nếu không được giải quyết một cách hiệu quả, đầy trách nhiệm, vì hoà bình và ổn định, sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột”, ông cảnh báo.
Ôn h và rõ ràng
 
 
Mỹ cảnh báo  về ADIZ trên Biển Đông
Ngày 5.6, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố nước này sẽ xem việc Trung Quốc lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông là “hành động gây bất ổn và khiêu khích”. Theo ông, việc lập ADIZ sẽ làm leo thang căng thẳng và gây nghi ngờ về cam kết của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao.
Cách đây vài ngày, một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc tiết lộ với tờ South China Morning Post rằng nước này đang chuẩn bị lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng thời gian công bố sẽ phụ thuộc vào tình hình an ninh khu vực.
Cùng ngày, trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cùng người đồng cấp Anh Michael Fallon nhất trí tổ chức thảo luận giữa hai nước về những chương trình hỗ trợ ASEAN tăng cường năng lực biển, theo Kyodo News.    
Minh Trung
 

“Điều mà tôi muốn nhấn mạnh với quý vị hôm nay là tất cả các quốc gia cần phải hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra giải pháp có tính nguyên tắc cho tranh chấp, bất đồng. Ông lý giải hợp tác là để cùng phát triển, để xây dựng lòng tin và tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, đồng thời thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng. “Nhưng dù hợp tác hay đấu tranh, trước hết đều phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, kiên trì, bình tĩnh xử lý bằng các biện pháp hoà bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực”, ông nói thêm.

Áp các nguyên tắc trên vào tranh chấp ở Biển Đông, ông nói: “Việt Nam chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải, hàng không bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi đó vẫn phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan nhằm xây dựng và củng cố lòng tin, tìm ra những điểm chung trong lợi ích chiến lược, đồng thời thẳng thắn đấu tranh trên tinh thần xây dựng”.
Khi được hỏi về quan hệ Việt – Mỹ và ý định mua vũ khí của Mỹ sau quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương do Tổng thống Barack Obama đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng trước, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói quyết định đó phản ánh thực tế quan hệ toàn diện giữa hai nước và Việt Nam chưa có ý định mua vũ khí nào của Mỹ.
Bình luận với Thanh Niên, nhà quan sát PS Suryanarayana tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc ĐH Quốc gia Singapore cho rằng bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tuy ngắn gọn nhưng thông điệp rõ ràng và ôn hòa.
Trung Quốc lớn tiếng tại Đối thoại Shangri-La - ảnh 1

Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc gần như hét lên khi bắt đầu nói, khiến khoảng 800 người trong khán phòng giật mìnhREUTERS

Hung hăng
Trong khi đó, đại diện Trung Quốc đã khiến diễn đàn SLD hôm qua “bùng lửa” bằng những lời lẽ và giọng điệu mà giới quan sát gọi là “gây hấn”. Phát biểu ngay sau thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc gần như hét lên khi bắt đầu nói, khiến khoảng 800 người trong khán phòng giật mình. Ông Tôn sau đó xin lỗi vì “làm việc quá nhiều mấy ngày qua nên giọng nói bị ảnh hưởng”.
Cũng như các lãnh đạo khác của Trung Quốc, ông Tôn tuyên bố Bắc Kinh luôn chủ trương “bắt tay thì tốt hơn tung nắm đấm vào nhau”, nên đối xử hòa hiếu, tương trợ láng giềng và bạn bè gần xa. Ông cũng kêu gọi tránh đối đầu dẫn đến “bên nào cũng thua”, tránh ứng xử kiểu thời Chiến tranh lạnh, tôn trọng các lợi ích quốc phòng của nhau trong khi bảo vệ lợi ích của chính mình…
Nhưng, trong cùng bài phát biểu được đánh giá là “hung hăng chưa từng có”, ông Tôn tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền lịch sử không thể bác bỏ” đối với Biển Đông và rằng chủ quyền này bị các quốc gia lân cận, đặc biệt là Philippines, “xâm lược”.
Ông lên án việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa trọng tài thường trực của LHQ (PCA) là “hành động đơn phương, khiêu khích, vi phạm cam kết song phương”. Ông chỉ trích PCA “không có thẩm quyền phân xử tranh chấp lãnh thổ”, và vì thế Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết PCA sắp đưa ra. Ông chỉ trích Mỹ, cụ thể là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đã “giật dây thổi phồng” tranh chấp ở Biển Đông…
Quan chức này gằn giọng: “Chúng tôi không gây sự, nhưng chúng tôi cũng không sợ kẻ gây sự nào”.
“Được quý mến”
Không khác những kỳ SLD trước, đại diện đến từ Trung Quốc lần này cũng nhận hàng loạt câu hỏi gay gắt từ các học giả, chuyên gia quân sự, ngoại giao, nhà báo về hành động phi pháp và những tuyên bố đầy khiêu khích của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã gọi ông Tôn Kiến Quốc là “ngôi sao” và “xin để dành thời gian cho ông Tôn trả lời chất vấn”.
Bằng chiến thuật né tránh “cổ truyền”, đô đốc Trung Quốc bỏ qua tất cả các câu hỏi có tính chỉ trích với lý do “không có thời gian”. Đổi lại, ông đọc một văn bản viết sẵn dài dằng dặc với nội dung biện hộ cho tuyên bố chủ quyền phi lý và những hành động gây căng thẳng gần đây ở Biển Đông, cũng như lên án bên nọ bên kia. Chủ toạ John Chipman đã phải buộc ông Tôn dừng khi ông đã đọc “trả lời” hơn 10 phút.
Cũng trong phần trả lời chất vấn, ông Tôn đã tự nhận rằng tại SLD năm nay, ông nhận được tình cảm quý mến của nhiều người hơn và phải nhận ít câu chất vấn về Biển Đông hơn năm ngoái (!). Trong khi đó, trả lời câu hỏi của một giáo sư Nhật rằng Việt Nam có tin cậy Trung Quốc hơn sau một năm, kể từ khi ông Tôn phát biểu rằng “hãy nhìn những gì Trung Quốc làm” tại SLD năm ngoái, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với Trung Quốc để xây dựng và củng cố lòng tin”.

 

Thục Minh 
(Văn phòng Singapore)