Phát triển điện than của Việt Nam ngược chiều thế giới
Ngày 27.4, tại TP.HCM, Tổ chức CHANGE/350.org VN và Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA) tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Ngã rẽ năng lượng: thay đổi để ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Phát triển điện than của Việt Nam ngược chiều thế giới
Ngày 27.4, tại TP.HCM, Tổ chức CHANGE/350.org VN và Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA) tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Ngã rẽ năng lượng: thay đổi để ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung phân tích những tác động tiêu cực của phát triển nhiệt điện than đối với môi trường, xã hội; những thay đổi trong điều chỉnh quy hoạch điện lực quốc gia VII và định hướng phát triển bền vững của VN liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo; các giải pháp sử dụng năng lượng bền vững…
Các đại biểu cho rằng tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP21 tại Paris cuối năm 2015, VN đã tham gia Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương, cam kết giữ nhiệt độ không tăng quá 1,50C.
Tuy nhiên, thực tế VN vẫn đang có những bước đi trái chiều với xu thế chung của thế giới trong quy hoạch phát triển ngành điện.
Theo quy hoạch điện VII của VN, các nhà máy nhiệt điện sử dụng than sẽ vẫn chiếm tới 53% tổng cơ cấu nguồn điện trong 15 năm tới.
Cụ thể, tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện than lên tới hơn 55GW vào năm 2030 và là nước sử dụng điện than lớn thứ 3 thế giới. Các chuyên gia cho rằng, điểm đáng lưu ý, VN lại là nước có tiềm năng dồi dào về năng lượng tái tạo, điển hình là năng lượng mặt trời và gió.
Chí Nhân