08/01/2025

“Không thể nói bộ trưởng không cần minh bạch tài sản”

Ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ.

 

“Không thể nói bộ trưởng không cần minh bạch tài sản”

 

 

Ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ.

 

 

 

 

 

"Không thể nói bộ trưởng không cần minh bạch tài sản"
Ông Phạm Trọng Đạt – Ảnh: V.V.T.

Tại cuộc họp báo ngày 14-4 của Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng quý 1, ông PHẠM TRỌNG ĐẠT nhận định công tác phòng chống tham nhũng có tiến bộ nhưng vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực hiện được mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi.

Ở nhiều nước, đừng nói là quan chức mà bất cứ công dân nào mua nhà cũng đều phải giải trình được nguồn tiền hợp pháp. Còn ở mình thì mang mấy tỉ đồng đi mua nhà là chuyện thường. Đây là vấn đề

Số người kê khai tài sản ở ta gấp 100 lần Nga!

* Tại cuộc họp báo, ông đã phát biểu “tài sản quan chức không phải bí mật quốc gia”. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong việc tiếp cận để sửa đổi các quy định về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của quan chức?

– Luật phòng chống tham nhũng đã thực hiện được 10 năm, bên cạnh những mặt phát huy hiệu quả thì còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong luật có quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, nghĩa vụ kê khai tài sản…

Tuy nhiên, lâu nay kê khai tài sản còn hình thức. Kê khai nhưng công khai đến đâu, mới quy định công khai trong cơ quan chứ chưa công khai với người dân. Diện kê khai hơn 1 triệu người rộng quá. Ở nước Nga chỉ hơn 1 vạn người phải kê khai, chúng ta gấp 100 lần nước Nga trong khi nước Nga lớn như thế.

Đó là một số vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu trong quá trình tham mưu sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng. Hướng đề xuất cấp có thẩm quyền là diện kê khai phải gọn lại, kê khai rồi thì phải công khai, phải có sự thẩm định và xác minh, kiểm tra tính trung thực của người kê khai.

* Theo quy định hiện nay, cán bộ từ phó trưởng phòng của UBND huyện, quận, thị xã trở lên phải công khai. Vậy nên thu gọn như thế nào?

– Tùy đối tượng, căn cứ vào thực tế và tính khả thi, tập trung vào những đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao. Chúng ta thường nói trách nhiệm người đứng đầu, vậy ở chỗ nào cấp trưởng phải kê khai, cấp phó không cần kê khai?

Và điều quan trọng hơn là khi diện kê khai gọn lại thì có yêu cầu gia đình, người thân phải kê khai không? Theo quy định của pháp luật hiện hành, người kê khai chỉ kê khai tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.

Tuy nhiên trên thực tế người ta có thể nhờ các đối tượng khác đứng tên quản lý như bố mẹ, con đã thành niên, anh chị em ruột, người thân khác trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Đây là điều chúng ta phải tính toán.

* Từ lâu đã có đề xuất công khai tài sản của quan chức ở nơi cư trú và trên mạng Internet. Vì sao việc này chưa làm?

– Đây là vấn đề phải nghiên cứu kỹ, không thể công khai bừa bãi vì có thể trở thành phức tạp. Nhiều người nói tài sản là bí mật đời tư của người ta, là vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trật tự, liệu có đảm bảo được không? Ai sẽ có trách nhiệm bảo đảm an toàn về tài sản cho người kê khai khi thông tin về tài sản của họ bị các băng nhóm tội phạm sử dụng cho mục đích phạm tội? Và khi công khai như vậy, những thông tin đó bị lợi dụng thì xử lý như thế nào?

Tất nhiên không thể nói vì lý do phức tạp mà không công khai, vấn đề là cách thức. Khi cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương, khi trở thành luật định thì mọi người phải thực hiện. Ông muốn làm giám đốc, muốn làm thứ trưởng, bộ trưởng thì phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

Không thể nói tôi là bộ trưởng, thứ trưởng thì việc gì tôi phải minh bạch. Đã làm quan chức nhà nước thì phải chấp nhận sự quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng.

Thời kỳ đặc biệt phải có tổ chức đặc biệt

* Các ông có tính đến đề xuất lập một cơ quan độc lập chuyên trách về phòng chống tham nhũng, trong đó có chức năng thẩm tra, xác minh tài sản, thu nhập của quan chức?

– Đây cũng là một hướng chúng tôi đang nghiên cứu. Ngay cả Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ cũng phải có bộ phận lưu giữ thông tin để phân tích, tổng hợp và xác minh tính trung thực của đối tượng kê khai. Chỉ cần xác minh thì sẽ “rung chuyển” ngay. Nếu có xác minh kết hợp với minh bạch, người dân biết nữa thì khó tìm cách giấu được.

Hiện nay Cục Chống tham nhũng hoạt động theo Luật phòng chống tham nhũng, đồng thời hoạt động theo Luật thanh tra. Như chúng ta biết thanh tra chỉ có quyền kiến nghị, đề xuất, cấp có thẩm quyền là cấp khác.

Theo tôi, trong thời kỳ đặc biệt phải có tổ chức đặc biệt, con người đặc biệt, phương pháp đặc biệt mới làm được. Hiện nay chúng ta có Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đây là cơ quan chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng, không làm thay các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Chính vì vậy chúng ta nên nghiên cứu cơ quan chuyên trách, độc lập tương đối, thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm.

* Thưa ông, vừa qua trên thế giới xảy ra vụ “hồ sơ Panama”, một cá nhân nào đó có thể dùng các công ty nước ngoài để che giấu tài sản hoặc trốn thuế. Đối với những vấn đề có yếu tố nước ngoài như vậy, năng lực xử lý của các cơ quan chức năng trong nước hiện nay đến đâu?

– Gần đây chúng ta đã biết cơ quan chức năng đã bắt Giang Kim Đạt, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến tài sản ở nước ngoài của đối tượng này. Giang Kim Đạt mới là một vụ. Trong các vụ án tham nhũng thì tỉ lệ thu hồi tài sản dưới 10%.

Tại sao như vậy? Có nhiều vấn đề liên quan từ khâu thanh tra, điều tra đến khâu truy tố xét xử. Nhiều khi đợi toà xét xử thì tài sản tham nhũng tẩu tán hết rồi, thậm chí tài sản hư hỏng rồi vì có những vụ 5-6 năm sau chưa xét xử nổi.

Án tham nhũng là án kinh tế, mà kinh tế thì vấn đề quan trọng nhất là thu hồi tài sản. Chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát tài sản, thu nhập, khi có dấu hiệu nghi ngờ thì cơ quan chức năng được quyền kê biên, phong toả tài sản ngay.

Đừng nói là tẩu tán tài sản ra nước ngoài, mà ngay tẩu tán trong nước cũng phải ngăn chặn. Sau này chứng minh đó là tài sản tham nhũng thì thu hồi là đương nhiên, còn nếu tài sản hợp pháp thì trả lại, việc đó là bình thường.

Vấn đề ở đây là chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này. Ở nhiều nước, đừng nói là quan chức mà bất cứ công dân nào mua nhà cũng đều phải giải trình được nguồn tiền hợp pháp. Còn ở mình thì mang mấy tỉ đồng đi mua nhà là chuyện thường.

Đây là vấn đề. Các nước cũng không có án tử hình đối với tội danh tham nhũng, nhưng cứ tội tham nhũng là họ thu hồi được tỉ lệ lớn tài sản. Chúng ta phải suy nghĩ vì sao như vậy.

Nghiên cứu kiểm tra hằng năm

Chúng tôi đang nghiên cứu một cách tiếp cận mới. Ví dụ từ năm 2015 về trước, tài sản của anh có bao nhiêu không thống kê, không truy nguyên, nhưng từ năm 2016 trở đi phải kiểm tra hằng năm. Nếu xuất hiện thêm tài sản mà anh không báo cáo thì dứt khoát có vấn đề và phải làm rõ.

Chẳng hạn một quan chức nào đó có mấy cái nhà, nhưng ông ta kê khai trung thực không? Họ có nhiều cách để lách. Vậy thì chúng ta áp dụng cách tiếp cận trên để họ kê khai trung thực. Cách tiếp cận này khó được chấp nhận, vì nhiều người sẽ nói như thế thì hợp thức hoá tài sản tham nhũng à, nhưng như tôi nói đây là để nghiên cứu.

V.V.THÀNH – THÂN HOÀNG thực hiện ([email protected])