02/11/2024

Phòng khám Trung Quốc lộng hành, Sở Y tế TP.HCM bó tay?

Sở Y tế TP.HCM quản lý phòng khám có bác sĩ Trung Quốc thế nào, vì sao các phòng khám này vẫn tiếp tục lộng hành, gạt gẫm bệnh nhân?

 

Phòng khám Trung Quốc lộng hành, Sở Y tế TP.HCM bó tay?

 

 

Sở Y tế TP.HCM quản lý phòng khám có bác sĩ Trung Quốc thế nào, vì sao các phòng khám này vẫn tiếp tục lộng hành, gạt gẫm bệnh nhân? 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng khám Trung Quốc lộng hành, Sở Y tế TP.HCM bó tay?
Người dân ngồi chờ tại khu vực khám chuyên khoa kế hoạch hoá gia đình phòng khám đa khoa Hồng Bàng (877-879 Hồng Bàng, P.9, Q.6, TP.HCM) – Ảnh: Hữu Khoa

Trả lời về vấn đề này, TS.BS Bùi Minh Trạng – chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM – nói: 

Chúng tôi là bộ phận đi kiểm tra nhưng nơi cấp phép hoạt động là phòng quản lý dịch vụ thuộc sở. Ngay cả số bác sĩ Trung Quốc đang hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám chúng tôi cũng chưa nắm được đầy đủ và đang chờ bổ sung.

Do quy định của Sở Y tế TP không bắt buộc tất cả bác sĩ hành nghề ở phòng khám phải đăng ký tên người hành nghề và báo cáo khi có thay đổi nhân sự nên thanh tra không nắm được cụ thể nhân sự ở phòng khám Trung Quốc.

Vì vậy khi vào kiểm tra mà không thấy họ thực hiện hành vi khám chữa bệnh, không mặc áo chuyên môn thì không biết họ là bác sĩ, nhân viên phòng khám hay người bệnh đến khám bệnh.

* Vừa qua thanh tra sở đã kiểm tra các phòng khám Trung Quốc thế nào? Có phát hiện vi phạm gì và xử lý ra sao?

– Năm 2015 chúng tôi kiểm tra và xử lý 5 phòng khám Trung Quốc với tổng số tiền phạt gần 600 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động có thời hạn một phòng khám, tước chứng chỉ hành nghề hai bác sĩ Trung Quốc trong thời hạn 9 tháng.

Hiện đang làm thủ tục để tước chứng chỉ hành nghề một bác sĩ Trung Quốc của phòng khám Elizabeth với thời hạn 9 tháng vì vượt quá phạm vi hành nghề.

Vi phạm của các phòng khám Trung Quốc mà thanh tra ghi nhận được là quảng cáo không phép, quảng cáo không đúng với nội dung được cấp phép, hành nghề quá phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp phép.

Tuy nhiên, những vi phạm này hầu như không còn do các phòng khám Trung Quốc đều được Sở Y tế cấp phép quảng cáo và được duyệt danh 
mục kỹ thuật khá rộng.

* Thưa ông, vậy tại sao bệnh nhân vẫn liên tục kêu cứu và phản ảnh bị lừa?

– Chúng tôi rất phân vân và chú ý vấn đề này. Có thể khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân họ làm kỹ thuật nào đó, nhưng khi ghi vào sổ sách thì lại ghi đúng với tên danh mục kỹ thuật được duyệt.

Khi kiểm tra chúng tôi xem hồ sơ, phiếu chẩn đoán của bệnh nhân. Nếu họ ghi theo thuật ngữ trong danh mục được phê duyệt thì không có cách gì phát hiện 
hoặc xử lý được.

Chúng tôi cũng thường xuyên tiếp nhận phản ảnh của bệnh nhân và thông tin từ báo chí. Có ba vấn đề mà người bệnh phản ảnh các phòng khám Trung Quốc nhiều nhất là chữa bệnh nam khoa, bệnh phụ nữ và trĩ.

Tuy nhiên vì là bệnh tế nhị nên khi thanh tra mời lên ghi nhận vụ việc, người bệnh lại ngại ra mặt và thường nói “chỉ mong Sở Y tế làm sao để người khác không bị lừa gạt như tôi”. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý phòng khám có sai phạm.

* Người bệnh luôn nói bị phòng khám Trung Quốc vẽ đủ thứ bệnh để moi tiền nhưng chữa bệnh không hết, thậm chí gây biến chứng phải đi cấp cứu. Ông có ý kiến gì về việc này?

– Việc thanh tra và xử lý được các vi phạm của phòng khám Trung Quốc rất khó do họ hoạt động ngày càng tinh vi hơn và chúng tôi không thể suốt ngày ngồi canh họ khám chữa bệnh cho bệnh nhân thế nào.

Về giá cả, khi chúng tôi đi kiểm tra có thể họ treo giá thật nhưng chỉ là những giá chính thôi. Đến khi bệnh nhân vào khám họ nói thế nào đó khiến bệnh nhân tự nguyện bỏ ra cả chục triệu đồng, thậm chí 30-40 triệu đồng.

Từ phản ảnh của bệnh nhân, chúng tôi có xuống xác minh một số phòng khám Trung Quốc thì những nơi này trả lời thu tiền cao do tính lộn rồi trả tiền lại cho bệnh nhân.

Việc tính nhầm có phải cố ý không và vì sao cứ lặp đi lặp lại ở các phòng khám Trung Quốc là vấn đề chúng tôi rất bức xúc, nhưng chưa xử lý được vì bệnh nhân đồng ý nhận lại tiền và luật không có quy định xử phạt tính nhầm tiền.

Đó là chưa kể các phòng khám Trung Quốc thường thu giá cao nhưng không ra hóa đơn thu tiền để trốn thuế.

* Các phòng khám Trung Quốc đều do bác sĩ VN đứng tên phụ trách chuyên môn. Phải chăng các phòng khám Trung Quốc lộng hành được là do sự thiếu trách nhiệm của các bác sĩ này?

– Đúng là bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của các phòng khám Trung Quốc là người VN. Năm 2015, chúng tôi đã kiểm tra gắt gao việc quản lý phòng khám của các bác sĩ này để tránh trường hợp từng xảy ra trước đây là cho thuê mướn bằng cấp rồi hưởng thù lao hằng tháng chứ không có trách nhiệm gì.

Chúng tôi từng mời sáu bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của sáu phòng khám Trung Quốc đến nhắc nhở, phân tích đúng sai trong quản lý chuyên môn và thông báo nếu phát hiện bác sĩ nào chỉ đứng tên mà không quản lý phòng khám sẽ bị đề nghị tước giấy phép hoạt động cũng như chứng chỉ hành nghề.

Thế nhưng các bác sĩ này khi được mời lên làm việc luôn 
nói là “tôi coi kỹ lắm”.

* Như vậy các ông cũng “bó tay” với phòng khám Trung Quốc?

– Thực tế trong việc quản lý người hành nghề y tế tư nhân hiện nay vẫn còn những lỗ hổng gây khó khăn cho thanh tra sở khi giám sát. Toàn TP hiện có 12.000 cơ sở y tế tư nhân, chỉ cần vài chục cơ sở hoạt động kiểu phòng khám Trung Quốc là đủ làm mất rất nhiều thời gian giám sát, quản lý.

Quan điểm của thanh tra sở là để quản lý được phòng khám Trung Quốc thì không chỉ quản lý bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật, mà phải quản lý cả nhân sự của phòng khám. Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện ban đầu sở cấp phép cho 10 bác sĩ, nhưng một năm sau đi kiểm tra lại thì thay đổi đến một nửa số bác sĩ.

Chúng tôi đề nghị Sở Y tế phải quản lý chặt tất cả người hành nghề trong đó, muốn thay đổi nhân sự mình không cấm nhưng phải báo cho Sở Y tế biết và người thay thế cũng phải có trình độ tương tự.

Tuy nhiên, đề nghị này chưa được thực hiện. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý vì một bác sĩ Trung Quốc có thể hành nghề ở nhiều nơi, còn chúng tôi không biết ở phòng khám A, B nào đó có bao 
nhiêu bác sĩ Trung Quốc.

Sẽ yêu cầu Sở Y tế TP.HCM xác minh, báo cáo

Trao đổi với Tuổi Trẻ về các chiêu moi tiền của các phòng khám Trung Quốc tại TP.HCM, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết sẽ yêu cầu Sở Y tế TP.HCM xác minh và báo cáo ngay.

Trả lời về việc tỉ lệ vi phạm quy chế hành nghề của bác sĩ và phòng khám Trung Quốc rất cao, gần như cứ thanh tra là phát hiện sai phạm, ông Khuê cho rằng không phân biệt đối xử với phòng khám Trung Quốc, nhưng các sở y tế nên quản lý chặt hơn bằng các biện pháp như thanh tra, giám sát hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo, thu phí… tại cơ sở.

Trong đó có cả hình thức khuyến khích người dân báo tin và nhận tin báo từ người dân 
về các vi phạm. 

LAN ANH

LÊ THANH HÀ thực hiện ([email protected])