05/01/2025

Không cần miễn nhiệm Phó thủ tướng trước khi bầu Thủ tướng

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11 
của Quốc hội ngày 
12-4, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã giải thích về một số thắc mắc liên quan thủ tục nhân sự.

 

Không cần miễn nhiệm Phó thủ tướng trước khi bầu Thủ tướng

 

 

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11 
của Quốc hội ngày 
12-4, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã giải thích về một số thắc mắc liên quan thủ tục nhân sự.

 

 

 

 

 

 

Không cần miễn nhiệm Phó thủ tướng trước khi bầu Thủ tướng
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII – Ảnh: Việt Dũng

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định hoàn toàn đúng khi không miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, phó chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trước khi Quốc hội bầu họ giữ chức vụ mới.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, một số đại biểu Quốc hội cho biết có đôi chút “băn khoăn, suy nghĩ” về vấn đề này cũng như về quy trình bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm vừa qua là khá rườm rà, tốn kém thời gian, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ và gọn hơn.

Quy trình nhân sự rườm rà, tốn thời gian?

Liên quan đến quy trình, thủ tục làm công tác nhân sự, phóng viên Tuổi Trẻhỏi:

“Thưa Tổng thư ký, phó chủ tịch Quốc hội là chức danh do Quốc hội bầu, phó thủ tướng Chính phủ là chức danh do Quốc hội phê chuẩn, những người được bầu hoặc phê chuẩn muốn thôi nhiệm vụ phải được sự đồng ý của Quốc hội (miễn nhiệm); xin ông cho biết tại sao Quốc hội không miễn nhiệm chức vụ phó chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và chức vụ phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Xuân Phúc trước khi bầu họ giữ chức vụ mới?”.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: “Trong trường hợp này, đương nhiên chúng ta đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội rồi thì không có miễn nhiệm chức vụ phó chủ tịch của đồng chí nữa, vì phó chủ tịch giúp việc cho chủ tịch nên không có chuyện chủ tịch kiêm phó chủ tịch.

Nếu phó chủ tịch khác thì mới miễn nhiệm, ví dụ như là miễn nhiệm phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì mới bầu phó chủ tịch Đỗ Bá Tỵ. Hay với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vậy, khi được bầu thì không thể có chuyện thủ tướng kiêm phó thủ tướng”.

Phóng viên Tuổi Trẻ hỏi tiếp: “Đầu giờ sáng 5-4, Quốc hội nghe công bố kết quả bầu một số phó chủ tịch và thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, liền ngay sau đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu chủ tịch Hội đồng Dân tộc và chủ nhiệm một số uỷ ban của Quốc hội.

Đề nghị ông giải thích: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới được bầu xong thì làm sao có được danh sách đề cử ngay lập tức?”.

Ông Phúc đáp: “Đúng là sau khi bầu thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì Chủ tịch Quốc hội đã trình đề cử Quốc hội bầu chủ tịch Hội đồng Dân tộc và chủ nhiệm một số uỷ ban của Quốc hội.

Trong thời gian này, chúng ta vẫn có Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoạt động và luật pháp không quy định cụ thể số lượng thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, mà trong luật của chúng ta thì các chức vụ trên do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu nên đã giới thiệu đúng quy trình”.

Nên miễn nhiệm chức vụ cũ trước khi bầu chức mới

Trao đổi về những băn khoăn trên đây, ông La Ngọc Thoáng – trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng – nói:

“Đúng là khi Quốc hội bầu hai phó chủ tịch và bảy thành viên khác thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới được kiện toàn, chưa có thời gian họp mà đã trình ngay đề cử chủ tịch Hội đồng Dân tộc và chủ nhiệm một số uỷ ban là điều cần suy nghĩ, tất nhiên chúng ta có thể hiểu trong thời gian đó thì những thành viên còn lại của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn hoạt động. Tôi nghĩ rằng đây là việc cần được rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn”.

Ông Nguyễn Anh Sơn, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, cho biết: “Về việc tại sao không miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và phó chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì cũng có đại biểu đề cập và được giải thích là cả hai vị này từ chức vụ phó được bầu giữ chức vụ cao hơn, nên không nhất thiết phải miễn nhiệm.

Tôi cho rằng giải thích như vậy là tạm chấp nhận được, chỉ những người chuyển vị trí khác ở lĩnh vực khác mới cần miễn nhiệm.

Nhưng nếu đưa ra các trường hợp khác ví dụ như Quốc hội miễn nhiệm chức vụ chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách đối với ông Phùng Quốc Hiển để bầu ông làm phó chủ tịch Quốc hội, miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Xây dựng đối với ông Trịnh Đình Dũng để bầu ông giữ chức vụ phó thủ tướng thì đúng là để đảm bảo chặt chẽ, Quốc hội nên miễn nhiệm tất cả các chức vụ bầu, phê chuẩn trước khi bầu hoặc phê chuẩn người đó giữ chức vụ mới để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ”.

Bình luận về việc Quốc hội phải dành khoảng 10 ngày để tiến hành thủ tục công tác nhân sự, đặc biệt là thủ tục miễn nhiệm cũng phải thảo luận, bỏ phiếu kín, rồi thông qua nghị quyết, rất mất thời gian, cả đại biểu Thoáng và đại biểu Sơn đều khẳng định Quốc hội thực hiện đúng pháp luật nhưng cần nghiên cứu sửa đổi lại quy định cho gọn hơn.

“Khi nghe xong các tờ trình về việc miễn nhiệm, ai cũng nói là lẽ ra bấm nút thông qua luôn, chứ không nhất thiết phải thảo luận, bỏ phiếu kín. Nhưng hiện nay thì pháp luật, đặc biệt là nội quy kỳ họp Quốc hội đang quy định như vậy nên Quốc hội phải tuân thủ.

Tôi đề nghị sau kỳ họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nên chỉ đạo cơ quan tham mưu nghiên cứu để sửa đổi các quy định cho phù hợp, tránh gây mất thời gian không cần thiết của Quốc hội” – ông Sơn phân tích.

LÊ KIÊN