27/12/2024

Đổi cây trồng, ai lo đầu ra?

Chủ trương chuyển đổi cây trồng vùng hạn, mặn được người nông dân hưởng ứng, nhưng đầu ra cho các nông sản sau chuyển đổi ra sao vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.

 

Đổi cây trồng, ai lo đầu ra?

 

Chủ trương chuyển đổi cây trồng vùng hạn, mặn được người nông dân hưởng ứng, nhưng đầu ra cho các nông sản sau chuyển đổi ra sao vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.


 


Nông dân vùng ven biển xã An Hải, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước - Ảnh: Thiện Nhân

 

Nông dân vùng ven biển xã An Hải, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước – Ảnh: Thiện Nhân


Ngày 18.3, tại TP.Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), Bộ NN-PTNT tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, với chuyên đề “Các giải pháp ứng phó với tình hình hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vùng duyên hải nam Trung bộ”. Theo Bộ NN-PTNT, từ cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta, làm nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn, đe doạ nghiêm trọng việc sản xuất và dân sinh. 



Đổi cây trồng, ai lo đầu ra? - ảnh 1
Lãnh đạo địa phương cần linh hoạt, liên hệ với các doanh nghiệp, công ty tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm, để người dân yên tâm sản xuất

Đổi cây trồng, ai lo đầu ra? - ảnh 2

Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia



Trong năm 2015, riêng khu vực nam Trung bộ và Tây nguyên đã có gần 40.000 ha lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước, 122.000 ha cây trồng bị hạn hán và hàng chục ngàn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Do nắng hạn kéo dài, hiện lượng nước dự trữ các hồ đập khu vực duyên hải nam Trung bộ đang xuống ở mức thấp, chỉ đạt từ 30 – 60% dung tích thiết kế. Dự kiến đến tháng 6.2016 không có mưa thì khả năng có thêm khoảng 90.000 ha lúa trong khu vực thiếu nước sản xuất.
Nhiều giải pháp ứng phó với tình hình nắng hạn được đưa ra tại diễn đàn như chuyển đổi cây lúa sang cây trồng ít sử dụng nước; điều tiết hợp lý nguồn nước thủy lợi; sử dụng mô hình sản xuất tưới tiết kiệm nước; tập trung nạo vét lòng hồ, kênh mương thuỷ lợi; xây dựng kế hoạch gieo trồng phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương… Theo Bộ NN-PTNT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã tập trung quyết liệt về việc chuyển đổi cây trồng chịu hạn trên diện tích cây lúa, đem lại kết quả cao và bền vững, như mô hình chuyển đổi trồng cây lạc, ngô, ớt… ở Bình Định, Quảng Nam; cây nho ở Ninh Thuận; thanh long ở Bình Thuận. Kết quả toàn vùng chuyển đổi 18.147 ha, đạt 86,2% kế hoạch.
Có đầu ra, nông dân mới yên tâm
Trên thực tế, nhiều nông dân đã thực hiện việc chuyển đổi cây trồng ít sử dụng nước, cho năng suất cao. Tuy nhiên, khi sản phẩm làm ra mà không có sự bảo trợ của nhà nước, người dân luôn bị tư thương ép giá hoặc không ai thu mua. Vì vậy, không ít ý kiến tại diễn đàn băn khoăn về sự đồng bộ giữa các giải pháp chống hạn và sự quản lý nhà nước trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng chịu hạn. “Việc chuyển đổi diện tích lúa sang những cây trồng chịu hạn, ít sử dụng nước là chủ trương của Chính phủ, người dân rất đồng tình nhưng khi nông dân sản xuất đại trà thì sản phẩm đầu ra ai tiêu thụ, giá cả như thế nào?”, nông dân Lê Xuân Hoàng (Bình Thuận) đặt câu hỏi.
Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia, việc chuyển đổi cây trồng ít sử dụng nước là biện pháp tối ưu trong công tác chống hạn và nhà nước đã có những chính sách để hỗ trợ cho người dân. Về vấn đề giải quyết sản phẩm đầu ra khi nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng chịu hạn như bắp, đậu xanh, đậu phộng…, ông Thông đề nghị các doanh nghiệp tham gia diễn đàn cho ý kiến. Thế nhưng, tất cả đều… im lặng, chỉ có đại diện một công ty hứa sẽ thu mua sản phẩm đậu xanh theo giá thị trường. “Lãnh đạo địa phương cần linh hoạt, liên hệ với các doanh nghiệp, công ty tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm, để người dân yên tâm sản xuất”, ông Thông đề nghị.
Không khoan giếng đại trà lấy nước sản xuất
Nông dân Trần Minh Hùng (Ninh Thuận) đặt vấn đề: trong tình hình nắng hạn, người dân ở những vùng không chủ động nguồn nước, tổ chức khoan giếng để sản xuất thì có vi phạm đến luật Tài nguyên? Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Thuỷ lợi, các hộ gia đình nhỏ lẻ có thể tổ chức khoan giếng để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, người dân ở khu vực ven biển không nên khai thác một cách đại trà, làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, nước biển sẽ xâm nhập, gây nhiễm mặn.


 

Thiện Nhân