26/12/2024

Nhận tin báo, xe chữa cháy phải xuất phát ngay trong 1 phút

Đó là khẳng định của đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, trước phản ánh trong một số vụ cháy gần đây trên địa bàn TP, xe chữa cháy tới chậm dẫn đến cháy lan gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.

 
Nhận tin báo, xe chữa cháy phải xuất phát ngay trong 1 phút
 
 
 
Đó là khẳng định của đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, trước phản ánh trong một số vụ cháy gần đây trên địa bàn TP, xe chữa cháy tới chậm dẫn đến cháy lan gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.





Đại tá Lê Tấn Bửu - Ảnh: Công Nguyên

Đại tá Lê Tấn Bửu – Ảnh: Công Nguyên


Đại tá Bửu khẳng định: “Sau khi tổng đài 114 nhận tin báo cháy, nổ, trong vòng 1 phút, xe chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC phụ trách địa bàn đó phải xuất phát đến hiện trường”. Khi đến hiện trường, nhận định cháy lớn thì người chỉ huy chữa cháy tại đó phải thông báo về trung tâm chỉ huy để xin chi viện (nếu cần). Trung tâm chỉ huy báo ngay cho Ban Giám đốc Cảnh sát PCCC TP để nhận lệnh, thông báo cho các đơn vị gần đó đến tiếp ứng. “Khi nhận tin báo cháy, dù đó là tin báo cháy giả đi nữa thì chúng tôi cũng cho xuất xe đến hiện trường. Việc xe chữa cháy có thể đến hiện trường chậm là do nguyên nhân khách quan như đường quá đông xe cộ…”, đại tá Bửu giải thích. 

 
 
Số điện thoại Ban Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM:
Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc: 0913768894
Đại tá Trần Thanh Châu – Phó giám đốc: 0903810385
Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó giám đốc: 0903652114.

 


Cũng theo đại tá Bửu, ngoài số điện thoại đường dây nóng của Cảnh sát PCCC (08) 39200996đã công bố trước đó, mới đây Cảnh sát PCCC TP.HCM công bố số điện thoại di động (ĐTDĐ) cá nhân của ban giám đốc và trưởng phòng, ban nghiệp vụ để tiếp nhận phản ánh về cháy, nổ, tiêu cực của chiến sĩ, cán bộ PCCC từ người dân.
“Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vụ việc cán bộ chiến sĩ PCCC vòi vĩnh, nhũng nhiễu doanh nghiệp, người dân trong khi thi hành công vụ nhằm trục lợi cá nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của lực lượng PCCC, làm xấu hình ảnh người chiến sĩ PCCC trong mắt người dân. Các số ĐTDĐ cá nhân của lãnh đạo, trưởng phòng, ban của Cảnh sát PCCC TP công bố sau này cũng là đường dây nóng, người dân có thể gọi bất cứ lúc nào”, đại tá Bửu nói.
Theo Cảnh sát PCCC, sau hai tháng đưa vào hoạt động, đã có hàng trăm cuộc gọi của người dân tới đường dây nóng là số ĐTDĐ cá nhân lãnh đạo.
Trong đó, có 30 – 40 cuộc gọi có giá trị phản ánh về công tác PCCC tại địa phương cũng như việc làm sai quy trình của cán bộ PCCC khi làm nhiệm vụ. Sau khi tiếp nhận thông tin, đích thân đại tá Bửu đã gọi điện chỉ đạo xử lý. Điển hình, ở chung cư Ngô Quyền (Q.5) người dân phản ánh ban quản lý tại đây giữ xe bít hết lối thoát hiểm, trạm điện vào đêm khuya.
Đại tá Bửu chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với UBND Q.5 kiểm tra đột xuất chung cư này vào ban đêm và phát hiện nhiều sai phạm về PCCC đúng như dân phản ánh. Trường hợp khác, một cán bộ PCCC Q.12 đến doanh nghiệp làm việc yêu cầu lập phương án PCCC nhưng không đúng quy trình. Sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP yêu cầu lực lượng chức năng xác minh ngay và phát hiện sai phạm của vị cán bộ PCCC này nên không để vị này làm công tác kiểm tra PCCC nữa mà chuyển làm công việc khác.
“Từ khi có đường dây nóng đã cho thấy giảm tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu; các đơn vị, cán bộ chiến sĩ có sự chỉn chu hơn; cán bộ PCCC ý thức hơn, nếu làm sai, bị phản ánh qua đường dây nóng sẽ bị xử lý”, ông Bửu nhấn mạnh.
 

Công Nguyên – Đàm Huy