25/12/2024

Hướng tới thị trường lớn nhất thế giới

Đó là một trong những nội dung chính tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần 22 và các hội nghị liên quan diễn ra ngày 3.3 tại Chiang Mai (Thái Lan). Dẫn đầu đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú.

 

Hướng tới thị trường lớn nhất thế giới

 

Đó là một trong những nội dung chính tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần 22 và các hội nghị liên quan diễn ra ngày 3.3 tại Chiang Mai (Thái Lan). Dẫn đầu đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú.





Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ảnh: Lam Yên

 

Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Ảnh: Lam Yên


Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước ASEAN và 6 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, New Zealand và Úc. Đây là hiệp định chú trọng vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ưu tiên những nước có thu nhập trung bình – thấp trong khu vực, các chuẩn mực thấp hơn Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chấp nhận các nước thành viên đặt ra một số rào cản thương mại không đồng nhất. Vì vậy, đây được xem như một “sân chơi” vừa tầm, thích hợp với ASEAN hơn.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết hiện nay AEC đã chiếm 625 triệu dân, tổng GDP hơn 2.600 tỉ USD, là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới và thứ ba châu Á. Nếu RCEP được thực thi thì đây có thể là thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới (nửa dân số thế giới 3,3 tỉ dân, và hơn 30% GDP của thế giới cũng như 40% tổng giá trị thương mại thế giới). “Về RCEP, để thúc đẩy đàm phán đạt đến mục tiêu, hội nghị lần này tập trung thảo luận một số lĩnh vực có tính chất khác biệt giữa ASEAN và các nước đối tác như: mua sắm của chính phủ, di chuyển doanh nhân giữa các nước đối tác…”, ông Minh nói.
Ngoài ra, TPP cũng là nội dung được một số nước ASEAN quan tâm cao (Thái Lan đặt chỉ tiêu gia nhập TPP vào năm 2017). Trong đó, khó khăn nhất vẫn là đàm phán với Mỹ. Bà Khemmani Pholsena, Chủ tịch hội nghị, nói tại buổi họp báo: “Bốn nước ASEAN đã gia nhập TPP là Việt Nam, Malaysia, Brunei, Singapore đã nhiệt tình trao đổi hiểu biết và kinh nghiệm về TPP cho các nước còn lại. Bên cạnh đó, ASEAN sẽ rút ngắn khoảng cách về tiêu chuẩn hiện có để tiến tới khả năng thiết lập quan hệ đối tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương”.
Với mục tiêu giúp ASEAN “hiểu” Mỹ hơn, các bộ trưởng cũng thảo luận về sáng kiến do Tổng thống Barack Obama đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ tháng 2 vừa qua về kết nối ASEAN: thành lập ba trung tâm ở Jakarta, Singapore và Bangkok để kết nối thị trường ASEAN và thị trường Mỹ; tổ chức các hội thảo về thúc đẩy thương mại ASEAN – Mỹ và thành lập trung tâm ASEAN – Mỹ (như các trung tâm ASEAN – Nhật, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Hàn Quốc…).
Hoàn tất hải quan một cửa trong năm 2016
Nội dung chính thảo luận tại hội nghị lần này là đẩy nhanh đàm phán RCEP, cập nhật các hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và các đối tác. Ngoài ra, hội nghị lần này còn quan tâm đến các chương trình giúp đặt nền móng cho kinh tế của ASEAN trong tương lai như: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến thương mại và kiểm soát an toàn thực phẩm, xây dựng cơ chế một cửa ASEAN… “VN là một trong năm nước đầu tiên của ASEAN kết nối cơ chế hải quan một cửa, phấn đấu trong năm nay sẽ kết nối với các nước còn lại”, ông Lê Triệu Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, nói với Thanh Niên.

Lam Yên 
(Văn phòng Bangkok)