15/11/2024

G20 kết thúc trong bất đồng

Tình trạng bất ổn kinh tế thế giới trong thời gian gần đây đã làm xuất hiện những bất đồng giữa các nền kinh tế lớn về việc sử dụng biện pháp dùng nợ để chi phối tăng trưởng kinh tế.

 

G20 kết thúc trong bất đồng

 

 

Tình trạng bất ổn kinh tế thế giới trong thời gian gần đây đã làm xuất hiện những bất đồng giữa các nền kinh tế lớn về việc sử dụng biện pháp dùng nợ để chi phối tăng trưởng kinh tế.

 

 

 

 

Ngày 27-2, Hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng tài chính và giới lãnh đạo ngân hàng nhóm nước G20 ở Thượng Hải (Trung Quốc) kết thúc với nhiều mối quan ngại và bất đồng về chính sách hồi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu, xuất phát từ tình trạng bất ổn của kinh tế thế giới trong thời gian gần đây.

Theo hãng tin Reuters, đã xuất hiện những bất đồng giữa các nền kinh tế lớn về việc sử dụng biện pháp dùng nợ để chi phối tăng trưởng kinh tế. 

Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tỏ rõ quan điểm: “Kiểu tài trợ tăng trưởng kinh tế bằng nợ tài chính đã chạm ngưỡng giới hạn. Kiểu tăng trưởng này thậm chí còn gây ra những vấn đề mới như làm tăng nợ, dẫn đến hiện tượng bong bóng cùng nguy cơ rất lớn và có thể làm nền kinh tế sống dở chết dở”.

Đại diện các nước G20 cũng lặp lại cam kết không sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ nhằm mục đích cạnh tranh.

Hãng tin Kyodo dẫn lời Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso nhấn mạnh rằng việc thiếu thỏa thuận về chính sách tiền tệ và tài chính từ các nước thành viên có thể sẽ khiến giới đầu tư kêu gọi thực hiện chính sách phối hợp để giải quyết tình trạng thị trường chứng khoán lao dốc và tăng trưởng kinh tế yếu.

Ông Aso cũng kêu gọi Trung Quốc thực hiện cải cách tiền tệ và phác thảo kế hoạch cải cách giữa kỳ của nước này với khung thời gian cụ thể. Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew khuyến khích Trung Quốc thay đổi tỉ giá ngoại hối theo định hướng thị trường hơn.

“Trung Quốc nên kiềm chế, không sử dụng các chính sách có thể gây bất ổn và giành lợi thế cạnh tranh cho mình theo kiểu không công bằng” – ông Lew nhấn mạnh.

MỸ LOAN