23/12/2024

Bầu cử Mỹ vào giờ thử thách

Ngày 1-2, cuộc tỉ thí tranh “ngôi vương” của chính trị Mỹ bắt đầu. Năm nay, cuộc bầu cử vẫn hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị.

 

Bầu cử Mỹ vào giờ thử thách

 

 

Ngày 1-2, cuộc tỉ thí tranh “ngôi vương” của chính trị Mỹ bắt đầu. Năm nay, cuộc bầu cử vẫn hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị.

 

 

 

 

 

Bầu cử Mỹ vào giờ thử thách
Ứng viên Hillary Clinton đã đưa chồng – cựu tổng thống Bill Clinton – vào cuộc vận động tranh cử – Ảnh: Reuters

Ngày 30-1, tờ nhật báo uy tín nhất nước Mỹ New York Times (NYT) chính thức tuyên bố ủng hộ bà Hillary Clinton đại diện Đảng Dân chủ ra ứng cử tổng thống và ở phía bên Đảng Cộng hòa, tờ báo chọn John Kasich.

Giới quan sát cho rằng với nữ ứng viên 68 tuổi thì không có gì ngạc nhiên vì thời gian qua bà đã nổi trội, nhưng với thống đốc bang Ohio Kasich thì đó là một bất ngờ vì cho đến nay, nhân vật này không được nhắc đến nhiều.

Lý do “chấm điểm”

Sự lựa chọn của ban xã luận gồm 19 thành viên của tờ NYT sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt lần này, bởi họ có trách nhiệm viết những bài xã luận quan trọng hằng ngày cho tờ báo và có quyền quyết định độc lập với ban biên tập.

Cũng cần nhớ rằng ban xã luận của NYT từng ba lần công khai ủng hộ bà Clinton (hai lần cho ghế thượng nghị sĩ và một lần trong kỳ tranh cử vị trí ứng viên tổng thống với ông Barack Obama).

Giải thích sự lựa chọn của mình về phía ứng viên Dân chủ, các nhà báo gạo cội của NYT nhận định ứng viên Bernie Sanders, thượng nghị sĩ 74 tuổi của bang Vermont, có tạo ra những làn sóng thời gian gần đây nhưng “chưa có đủ kinh nghiệm hoặc ý tưởng cho chương trình tranh cử như bà 
Clinton làm được”.

Ở phía Cộng hòa, ban xã luận của NYT gạt bỏ tỉ phú Donald Trump khi cho rằng ứng viên hàng đầu này “không có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh quốc gia, quốc phòng hoặc thương mại thế giới” và quan trọng là “không hề có chút mong muốn nào học hỏi trong các lĩnh vực đó”.

Sự lựa chọn từ các kết quả thăm dò dư luận cũng không phù hợp với người mà NYT mong muốn: nhân vật số hai của dư luận là Ted Cruz không vào danh sách.

“Ngài Cruz sẵn sàng nói văng mạng để mong giành chiến thắng. Và điều tệ hại là sau đó ông ấy sẽ có thể làm điều ông ấy đã nói” – các nhà báo lão luyện của NYT 
bình luận hóm hỉnh.

Với sự lựa chọn bất ngờ Kasich, phía NYT giải thích: “Ông ấy là sự lựa chọn khả dĩ duy nhất cho những người bên Cộng hòa vốn quá mệt mỏi vì những tư tưởng cực đoan và tình trạng thiếu kinh nghiệm trong kỳ tranh cử này”.

Bầu cử Mỹ vào giờ thử thách
Thống đốc bang Ohio John Kasich được New York Times ủng hộ là ứng viên của Đảng Cộng hoà – Ảnh: Reuters

Tại sao lại là Iowa?

Năm 1972, bang Iowa may mắn khởi đầu cuộc bầu bán phức tạp tại Mỹ chỉ đơn thuần vì vấn đề lịch trình chứ không phải do vấn đề chính trị.

Bốn năm sau, khi cử tri bang này chọn lựa Jimmy Carter dù lúc đó chưa có tiếng tăm gì và khởi đầu chiến thắng của nhân vật này, sự chú ý của cả nước Mỹ sau đó đã giúp Iowa trở thành nơi được phép khởi động các kỳ bầu cử.

Cũng có nhiều lần một số bang khác muốn tranh giành vai trò khởi động bầu cử của Iowa, nhưng các lãnh đạo địa phương ở đây chẳng vừa khi đe doạ sẽ đẩy thời điểm tiến hành bỏ phiếu lên sớm hơn, thậm chí trước cả thời điểm bắt đầu năm bầu cử.

Các lãnh đạo chính trị cấp cao phải nhảy vào can thiệp với lá phiếu nghiêng về Iowa với những lập luận kiểu như đây là bang tượng trưng cho “trái tim của nước Mỹ” về mặt địa lý, đứng thứ 26 về mặt diện tích và thứ 30 về dân số, tức cũng ở mức trung bình của bảng danh sách.

Thật sự thì sự lựa chọn lâu nay của cử tri bang Iowa cũng không hề kém chính xác: ứng viên bên Dân chủ được họ lựa chọn đã thành công trong 63,5% trường hợp và 60% bên Cộng hòa.

Cuộc “bỏ phiếu” tại bang Iowa là kiểu chọn người đặc thù có tên gọi caucus (cuộc họp kín). Đây là dạng họp người trong đảng ở quy mô nhỏ vào buổi tối, ở các địa điểm công cộng khác nhau như trường học, trụ sở cứu hoả, toà thị chính…

Ví dụ ở bang Iowa mỗi đảng có khoảng 1.800 điểm họp nhóm nhỏ như thế. Mỗi cuộc họp sẽ kéo dài khoảng hai giờ, trong đó các thành viên tranh luận nảy lửa nếu cần để bảo vệ ứng viên của mình.

Một khi tranh luận xong thì sẽ biểu quyết theo kiểu giơ tay để bầu chọn đại biểu của nhóm – người đại diện “ý chí” của nhóm về việc chọn lựa ứng viên và các đại biểu nhóm này sẽ có trách nhiệm chọn lựa đại biểu quốc gia trong các kỳ đại hội cấp vùng.

Tiến trình bầu cử Mỹ

* Ngày 1 và 2-2: bầu cử kiểu cổ điển caucus (cuộc họp kín) tại bang Iowa lần lượt cho Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

Caucus là kiểu họp của các uỷ ban địa phương để những thành viên ủng hộ mỗi bên chỉ định 99 đại biểu của địa phương, sau đó những đại biểu này sẽ chỉ định các đại biểu cấp quốc gia có trách nhiệm bỏ phiếu trong kỳ đại hội cấp quốc gia của đảng.

* Ngày 9-2: bầu cử sơ bộ tại bang New Hampshire. Đây là cuộc bỏ phiếu sơ bộ “đúng nghĩa” đầu tiên của kỳ bầu cử tổng thống. Các cử tri của bang này sẽ phải đi đến các điểm bỏ phiếu để dùng quyền cử tri của mình bầu chọn ra đại biểu cấp quốc gia của đảng.

* Ngày 20-2: bầu cử sơ bộ tại bang South Carolina (với bên Đảng Cộng hoà) và caucus tại bang Nevada (với bên Đảng Dân chủ).

* Ngày 23-2: caucus ở bang Nevada cho bên Đảng Cộng hoà.

* Ngày 27-2: bầu cử sơ bộ ở bang South Carolina (với bên Đảng Dân chủ)

* Ngày 1-3: là ngày “Siêu thứ ba” quyết định với các cuộc bầu cử sơ bộ hoặc caucus ở 10 bang. Đây được coi là ngày bầu cử quan trọng bởi sau ngày này, các ứng viên cảm thấy mình “không được tín nhiệm” thường phải rút lui để cuộc đua tập trung vào những người sáng giá nhất.

* Đến giữa tháng 6: tất cả các bang còn lại sẽ tuỳ theo điều kiện phù hợp tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc caucus.

* Từ ngày 18 đến 21-7: bên Đảng Cộng hoà tổ chức hội nghị quốc gia để xác định liên minh ra tranh cử.

* Gần ngày 25-7: Đảng Dân chủ xác định liên minh ra tranh cử.

* Ngày 8-11bầu cử tổng thống Mỹ.

NGUYỄN QUÂN