28/11/2024

Ý đồ đằng sau vệ tinh Trung Quốc giám sát Biển Đông

Theo giới chuyên gia, kế hoạch phóng vệ tinh giám sát Biển Đông của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền VN và đe doạ an ninh khu vực.

 

Ý đồ đằng sau vệ tinh Trung Quốc giám sát Biển Đông.

Theo giới chuyên gia, kế hoạch phóng vệ tinh giám sát Biển Đông của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền VN và đe doạ an ninh khu vực.

 

 

 

Một đợt phóng vệ tinh ở Trung Quốc  /// Reuters

Một đợt phóng vệ tinh ở Trung QuốcREUTERS.

Hồi tuần trước, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin nước này sẽ phóng 10 vệ tinh từ đảo Hải Nam trong vài năm tới, bắt đầu từ năm 2019. Sau khi triển khai, mọi bãi đá, đảo và tàu bè ở Biển Đông đều nằm trong sự giám sát của vệ tinh, theo Nhân Dân nhật báo.
Tờ báo này còn ngang nhiên tuyên bố kế hoạch giám sát “có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền, ngư dân ở vùng biển xa và đối phó kịp thời những sự cố trên biển”.
Trả lời Thanh Niên ngày 18.12, tiến sĩ luật Trần Thăng Long, Trường ĐH Luật TP.HCM, nhận định kế hoạch phóng vệ tinh là “bước đi nằm trong tính toán của Trung Quốc trong chuỗi hành động thực hiện mưu đồ không thay đổi của nước này và trong lộ trình hoàn tất các hoạt động kiểm soát mọi mặt Biển Đông”.
Tiến sĩ Trần Thăng Long nhấn mạnh: “Việc đặt những thiết bị vệ tinh giám sát là hành vi xâm phạm chủ quyền vùng trời của VN đối với không phận bên trên lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đe dọa trực tiếp đến các đảo và thực thể hợp pháp của VN tại Trường Sa”. Theo ông: “Việc sử dụng các thiết bị vệ tinh do thám như vậy gây ra mối đe doạ đến an ninh và chủ quyền lãnh thổ của VN cũng như các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Cuối cùng, hoạt động này dẫn đến việc theo dõi, nắm được hoạt động hàng hải, hàng không của các quốc gia sử dụng Biển Đông vào mục đích hoà bình, do đó chúng sẽ gây ra mối đe doạ sâu sắc đối với các hoạt động sử dụng biển hợp pháp tại đây. Đối với vùng trời trên Biển Đông, đây là không phận quốc tế và nó chỉ được các quốc gia khai thác sử dụng vào mục đích hoà bình và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tự do đối với các không gian quốc tế”. Từ đó, tiến sĩ Long cho rằng những quốc gia liên quan cần phải lên tiếng mạnh mẽ để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi nói trên.

Bên cạnh đó, chuyên gia về an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) Collin Koh nhận định với Thanh Niên rằng kế hoạch phóng 10 vệ tinh nằm trong kế hoạch tổng thể của Trung Quốc là xây dựng mạng lưới giám sát dùng thiết bị trên không, trên bờ và trong không gian…

Chuyên gia này còn lưu ý khả năng giám sát ở Biển Đông có thể được Bắc Kinh chống chế là “phục vụ lợi ích chung”, hỗ trợ các nước khác trong việc tìm kiếm – cứu hộ, ứng phó thiên tai và ngăn chặn đánh bắt trái phép. Trung Quốc cũng có thể sẽ cung cấp dịch vụ này cho các nước ASEAN.
“Hệ quả nói chung là một mặt Trung Quốc có thể tuyên bố mình đóng vai trò tích cực bằng cách cung cấp dịch vụ công cho khu vực, nhưng mặt khác lại dùng khả năng giám sát để nâng cao năng lực kiểm soát và ưu thế ở Biển Đông”. Đây là điều có thể gây khó cho phản ứng của các nước ASEAN đối với kế hoạch phóng vệ tinh nói trên.


Văn Khoa