Ai được khuyến khích nghỉ hưu sớm ?
Đối tượng nào sẽ được vận động và làm sao để những cán bộ đang đương chức chấp nhận nghỉ hưu sớm?
Ai được khuyến khích nghỉ hưu sớm ?
Đối tượng nào sẽ được vận động và làm sao để những cán bộ đang đương chức chấp nhận nghỉ hưu sớm?
TIN LIÊN QUAN
TP.HCM: 380 tỉ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ hưu trước tuổi
Số tiền bỏ ra để khuyến khích, vận động liệu có vượt so với tiền tiết kiệm được cho ngân sách từ việc trả lương những vị trí nghỉ hưu trước tuổi đó?
TIN LIÊN QUAN
Đà Nẵng nghiên cứu động viên cán bộ nghỉ hưu sớm
Không giới hạn độ tuổi
Đà Nẵng khảo sát 300 cán bộ về nguyện vọng nghỉ hưu sớm
Ngày 18.12, Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng cho hay đã thống kê danh sách 300 cán bộ được phát phiếu khảo sát về nguyện vọng nghỉ hưu sớm để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ. Đây là một trong những bước thực hiện cụ thể theo đề án Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ đảm nhiệm các chức danh diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ chủ chốt TP đến năm 2025, mà Thành uỷ Đà Nẵng ban hành năm 2017. Trong 300 cán bộ được khảo sát, phần lớn là cấp trưởng, phó phòng của sở ngành, quận huyện, thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý.
Sở Nội vụ cũng khẳng định TP.Đà Nẵng sẽ đảm bảo quyền lợi cao nhất cho cán bộ thuộc diện trên tự nguyện nghỉ hưu sớm, như ngoài hưởng đầy đủ các chính sách, sẽ vận dụng thêm các quy định T.Ư và một phần kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ thêm. Hiện dự thảo và danh sách này đang lấy ý kiến Thành uỷ Đà Nẵng để tránh chồng chéo trong công tác cán bộ trước khi trình HĐND TP.Đà Nẵng xem xét trong năm 2018.
Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng cho hay kết quả xã hội hoá cung cấp dịch vụ công trong năm 2017 đã giảm 2.169 người hưởng lương ngân sách ở các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua thực hiện cơ chế tự chủ và đặt hàng. Dự kiến, năm 2018 TP.Đà Nẵng tiếp tục giảm 1.180 người hưởng lương từ ngân sách.
Nguyễn Tú
|
Cán bộ nghỉ hưu sớm được lợi gì?
Theo tờ trình của UBND TP.HCM đã được HĐND TP.HCM thông qua, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội TP và quận, huyện thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014 đã được UBND TP.HCM, Bộ Nội vụ phê duyệt, thẩm tra thực hiện tinh giản biên chế; cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý tự nguyện xin nghỉ công tác trước tuổi (nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc không thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014).
Các đối tượng đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ; ngoài chế độ chính sách được hưởng theo Nghị định 108/2014 , được trợ cấp thêm từ nguồn ngân sách TP.HCM như sau:
– Được trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp thêm 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
– Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 (nửa) tháng tiền lương hiện hưởng.
Đối với các đối tượng đủ điều kiện thôi việc ngay, ngoài chế độ chính sách được hưởng theo Nghị định 108/2014, được trợ cấp thêm từ nguồn ngân sách TP.HCM như sau:
– Được trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
– Được trợ cấp thêm 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Riêng đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý tự nguyện xin nghỉ công tác trước tuổi (nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc không thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014), căn cứ vào độ tuổi và thời gian tham gia công tác tại cơ quan nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội, xem xét hưởng trợ cấp thêm theo quy định như đã nêu trên…
Nguồn chi trả: cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp (chưa tự chủ tài chính) do ngân sách TP.HCM chi trả; cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị tự chủ tài chính do đơn vị chi trả.
|
Ý KIẾN
Chưa phải là chính sách hoàn hảo !
Điều cơ bản nhất của tinh thần tinh giản biên chế theo Nghị quyết của T.Ư là phải tổ chức, sắp xếp bộ máy nhà nước, thậm chí sáp nhập một số cơ quan của Đảng và nhà nước cùng chung nhiệm vụ. Như cách làm ở Quảng Ninh, họ không đưa ra số tiền hỗ trợ mà sắp xếp lại bộ máy nhà nước, từ đó dôi ra số cán bộ công chức không phù hợp và có chính sách hỗ trợ số cán bộ này cho phù hợp. Việc đưa 380 tỉ đồng này để hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức nghỉ hưu chưa hẳn là biện pháp tích cực. Nếu làm cách dùng tiền hỗ trợ trên thì năm 2021, TP.HCM cũng sẽ giảm được hơn 1.000 cán bộ nhưng chưa chắc bộ máy hành chính được tinh gọn, bởi bộ máy nếu không được sắp xếp lại vẫn cồng kềnh như cũ và không hiệu quả vì vẫn từng ấy sở ngành, phòng ban. Không phải tôi không hoan nghênh việc tinh giản biên chế nhưng nghĩ chính sách mà UBND TP trình HĐND TP.HCM như vừa qua chưa phải là chính sách hoàn hảo và chưa giải quyết được phần gốc theo yêu cầu của T.Ư.
TS Lê Văn In, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM (nay là Học viện Cán bộ TP.HCM)
Chưa thấy ai có nguyện vọng xin về hưu sớm Qua theo dõi đến giờ này ở quận chưa có ai xin nghỉ hưu sớm. Có thể cho dù xin nghỉ hưu trước, nhận được “một cục” tiền nhiều hơn, nhưng thường tâm lý cán bộ, công chức nghĩ còn đi làm thì còn quan hệ, sinh hoạt với bạn bè, đồng nghiệp. Chưa kể có một số công chức gần đến tuổi nghỉ hưu lại không đặt nặng vấn đề tiền bạc mà chỉ muốn được đi làm. Ở Q.Phú Nhuận sẽ không có biên chế dôi dư ra nhiều bởi từ trước tới nay quận kiểm soát chặt vấn đề biên chế, nhất là đối với cấp phó. Nếu mà rà soát kỹ thì có thể có dư một chút nhưng đến giờ này chưa có ai đăng ký cho nghỉ hưu trước để sắp tới lãnh tiền hỗ trợ.
Ông Trịnh Xuân Thiều, Bí thư Quận ủy Phú Nhuận (TP.HCM)
Trung Hiếu (ghi)
|
Đình Phú
(thực hiện)