29/11/2024

Nghiên cứu 2 phương thức trả lương theo chức nghiệp và theo vị trí việc làm

Đây là ý kiến chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo “Cải cách chính sách tiền lương, kinh nghiệm quốc tế và VN” do Ban Chỉ đạo T.Ư về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (Ban Chỉ đạo) phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại VN tổ chức ngày 13.12.

 

Nghiên cứu 2 phương thức trả lương theo chức nghiệp và theo vị trí việc làm.

 

Đây là ý kiến chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo “Cải cách chính sách tiền lương, kinh nghiệm quốc tế và VN” do Ban Chỉ đạo T.Ư về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (Ban Chỉ đạo) phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại VN tổ chức ngày 13.12.

 

 

 

 

Đối với khu vực sản xuất cần phải có mức lương tối thiểu giờ /// Ảnh: Hoàng Triều

Đối với khu vực sản xuất cần phải có mức lương tối thiểu giờẢNH: HOÀNG TRIỀU

Theo Ban Chỉ đạo, từ tháng 12.1993 đến nay, mức lương cơ sở đã điều chỉnh 14 lần, từ 120.000 đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng, tăng 10,83 lần, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5,9 lần. Lương tối thiểu vùng đối với khu vực doanh nghiệp được điều chỉnh tăng cao hơn theo định hướng chỉ đạo của T.Ư (từ ngày 1.1.2018 ở mức 2,76 – 3,98 triệu đồng/tháng tùy theo địa bàn).

Mặc dù đã trải qua nhiều lần cải cách nhưng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo, nhìn nhận: Tiền lương nhìn chung còn thấp, vẫn còn bình quân, chưa linh hoạt, chưa gắn với nhiệm vụ cụ thể, vị trí việc làm, hiệu quả công việc, chưa tạo động lực đủ mạnh khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tài năng, cống hiến, tận tâm, tận lực với công việc.

Đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách quá lớn và ngày càng tăng, tạo sức ép lớn và khó khăn cho cải cách cơ cấu ngân sách nhà nước. Việc thể chế hóa chủ trương cải cách tiền lương của Đảng thành chính sách, pháp luật còn chậm, chưa đồng bộ, chưa theo kịp và chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
TS Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại VN, cho rằng quy định trình độ, bằng cấp chuyên môn của một số vị trí việc làm cũng có thể gây ra phân biệt trong trả lương mà không coi trọng hiệu quả công việc. Ông Lee khuyến nghị VN nên thiết kế chế độ lương trên hiệu quả và chất lượng công việc, chứ không dựa trên bằng cấp.
Trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo sức ép lớn về việc làm, thu nhập, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cũng như các bài toán cân đối vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị, đối với khu vực hành chính, Ban Soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu 2 phương thức trả lương theo chức nghiệp và theo vị trí việc làm để áp dụng trong điều kiện của VN. Đây là vấn đề có tính then chốt trong lựa chọn, thiết kế chính sách lương hỗ trợ hiệu quả cho phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nền hành chính năng động.

Đối với khu vực sản xuất, Phó thủ tướng cho rằng phải có mức lương tối thiểu giờ, luật hóa lương tối thiểu để xác định phương pháp tính toán gắn với tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát mà không nhất thiết phải điều chỉnh hằng năm.

 

 

T.Hằng