Tàu điện trên cao khó ‘cứu’ Tân Sơn Nhất
Theo các chuyên gia, đề xuất xây dựng tuyến monorail (tàu điện trên cao 1 ray) nhằm giải toả ách tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM, là không khả thi.
Tàu điện trên cao khó ‘cứu’ Tân Sơn Nhất.
Theo các chuyên gia, đề xuất xây dựng tuyến monorail (tàu điện trên cao 1 ray) nhằm giải toả ách tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM, là không khả thi.
ẢNH: NGỌC DƯƠNG
35 – 50 triệu USD/km đường
Cụ thể, Viện Khoa học – Công nghệ giao thông vận tải (KH-CN GTVT) đưa ra phương án xây hai tuyến monorail vào sân bay Tân Sơn Nhất (TSN).
TIN LIÊN QUAN
Siêu máy bơm đường Nguyễn Hữu Cảnh ngưng hoạt động
Chiều 22.10, trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, cho biết đã gửi văn bản đến Trung tâm chống ngập TP.HCM đề nghị tạm ngưng hoạt động siêu máy bơm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Trong đó, một tuyến bắt đầu từ công viên Gia Định (Q.Gò Vấp) đi theo đường TSN – Bình Lợi – Vành đai ngoài vào TSN. Tuyến còn lại chạy từ công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) theo đường Trường Sơn vào sân bay.
|
Tại các trạm trung chuyển ở công viên Hoàng Văn Thụ và Gia Định sẽ xây dựng bãi đậu xe ngầm có công suất 2.000 ô tô và xây các công trình phụ trợ khác phục vụ cho xe ra vào, dừng, đỗ, đón và trả khách. Để vận hành, trung tâm điều hành và nhà ga được xây dựng tại khu vực công viên Gia Định. Cả hai tuyến monorail đến sân bay TSN này sẽ xây dựng đi trên cao.
Viện KH-CN GTVT đề xuất 4 phương án xây dựng đường sắt trên cao, trong đó 2 phương án xây dựng tuyến đường sắt đôi (hai đường ray) với kinh phí từ 6.160 tỉ đồng và 7.040 tỉ đồng.
Hai phương án xây dựng tuyến đơn (một đường ray, dài khoảng 5,9 và 6,3 km) có kinh phí từ 4.425 tỉ đồng và 4.725 tỉ đồng. Như vậy, chi phí đầu tư dự kiến với 1 km đường đôi là 50 triệu USD và đường đơn là 35 triệu USD, thời gian thi công dự kiến 18 tháng.
Theo tính toán của Viện, mỗi ngày có khoảng 100.000 hành khách vào – ra sân bay TSN. Đến năm 2025, con số này sẽ vọt lên 123.300 hành khách/ngày.
Năm 2018, khi có monorail thì lượng khách do loại phương tiện này chuyên chở vào – ra sân bay sẽ là 121.500 người/ngày và tần suất hoạt động là 4 phút/một chuyến.
Ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Cầu đường, cảng TP.HCM, phân tích: Về mức giá, con số đầu tư từ 35 – 50 triệu USD/km, đường mà Viện KH-CN GTVT đưa ra là quá lớn, vì chi phí làm monorail thực tế của các nước trên thế giới chỉ từ 20 – 24 triệu USD/km.
TIN LIÊN QUAN
‘Độn thổ’ xuống đường hầm Metro đầu tiên do ‘siêu robot’ đào ngay trung tâm TP.HCM
Đường hầm đầu tiên nối ga Ba Son – ga Nhà hát TP.HCM, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài 781m, sâu 17m, do robot TBM đào đã hoàn thành sau gần 5 tháng thi công liên tục.
Đẩy ách tắc sang chỗ khác
Về quy hoạch, theo ông Trường, tất cả đường nối vào sân bay không chỉ phục vụ khách đi máy bay mà còn phải kết nối được với hệ thống giao thông, hệ thống monorail, đường sắt của TP để đi được nhiều nơi, phục vụ nhiều đối tượng. Tuyến monorail theo đề xuất của Viện KH-CN GTVT chỉ chạy vòng vòng trước cửa sân bay, không kết nối, đồng bộ được với hệ thống monorail đã có trong quy hoạch của TP. Người đi phải đến nhà ga tại công viên Hoàng Văn Thụ hoặc Gia Định. Điều này bất tiện, nên lượng người sử dụng sẽ rất hạn chế.
Hơn nữa, với thiết kế như vậy, tuyến monorail này chỉ có thể phục vụ những người có thu nhập thấp hoặc trung bình, đi bộ hoặc xe máy đến điểm tập kết rồi sử dụng monorail tới sân bay. Trong khi đó, lực lượng đông đảo những người có thu nhập cao hơn, thường đi taxi hoặc ô tô cá nhân đến sân bay thì không giải quyết được.
Như vậy, tình trạng ách tắc giảm không đáng kể. Không những không giảm được ách tắc cho sân bay, việc bố trí 2 điểm tập kết đón, trả khách tại công viên Hoàng Văn Thụ và công viên Gia Định còn khiến 2 điểm này vốn đã tắc lại càng tắc hơn. “Các giải pháp giảm ùn tắc cho sân bay đồng thời phải có liên hệ, giải quyết vấn đề giao thông cho TP, không thể đẩy điểm ùn tắc qua chỗ khác như vậy”, ông Trường nói.
TIN LIÊN QUAN
Đề xuất làm tàu điện trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất
Sáng qua (20.10), Viện Khoa học – Công nghệ giao thông vận tải (GTVT), Bộ GTVT đã giới thiệu với Sở GTVT TP.HCM phương án xây dựng hệ thống vận chuyển hành khách dành riêng cho việc đón, trả khách ra, vào sân bay nhằm kéo giảm ùn tắc cho khu vực cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Hà Mai