28/11/2024

Nhận diện tham nhũng ở Trung Quốc

Cụm từ “đả hổ diệt ruồi”, do nghe như ngôn ngữ truyện kiếm hiệp, dễ tạo nên cảm giác “dễ dàng” về cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc.

 

Nhận diện tham nhũng ở Trung Quốc.

 

 Cụm từ “đả hổ diệt ruồi”, do nghe như ngôn ngữ truyện kiếm hiệp, dễ tạo nên cảm giác “dễ dàng” về cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc.


Độ mở chưa từng có của đại hội 19 đã cho thấy sự tự tin ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông Dong Guanpeng – giám đốc Viện quan hệ công chúng thuộc Đại học Truyền thông Trung Quốc – nhận định về Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Tân Hoa xã)

Nhận diện tham nhũng ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Ông Dong Guanpeng

Trên thực tế, đây là một vấn nạn nhiêu khê đến nỗi ông Tập Cận Bình đã phải thốt lên trong báo cáo đọc trước Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng “người dân ghét tham nhũng bậc nhất, và tham nhũng vẫn là mối đe dọa lớn nhất cho đảng”.

Tham nhũng như rươi vẫn tăng trưởng cao

Giáo sư Andrew Wedeman của Đại học Georgia (Mỹ) đã tóm tắt quá trình phát triển của tham nhũng này trong “tăng trưởng và tham nhũng ở Trung Quốc” như sau: “Giai đoạn tiền cải cách không phải là không có tham nhũng. Hối lộ thường được trả không bằng tiền mặt mà bằng hiện vật với thuốc lá, rượu thịt như là những món trung gian thông thường”. 

“Trong giai đoạn hậu Mao, quy mô tham nhũng gia tăng theo cấp số nhân khi các quan chức có được khả năng vận dụng sự phân bổ các tài nguyên có giá trị, bao gồm đất đai và vốn, đổi lấy sự hối lộ trị giá hàng trăm nghìn đồng nhân dân tệ”. 

“Nếu như đa số trường hợp tham nhũng dưới thời Mao thường xảy ra ở cấp tương đối thấp, thì trong những năm gần đây các bộ trưởng, các quan chức cao cấp, các thành viên chính quyền tỉnh và các bộ máy đảng, thậm chí cả các thành viên của bộ chính trị đã bị truy tố”.

Thế nhưng, đồng thời với sự gia tăng tham nhũng, nền kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng nhanh. 

Từ năm 1980-2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người tăng gấp mười ba lần, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế. Trong thực tế, Trung Quốc có tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao hơn Hàn Quốc và cao gần gấp tám lần Mỹ, nơi GDP bình quân đầu người chỉ tăng 65% trong ba thập niên.

Các “mỏ” tham nhũng

“Báo cáo tham nhũng ở Trung Quốc” 2016 của tổ chức chống tham nhũng trong kinh doanh mang tên GAN nêu ra những nguyên do của tham nhũng ở Trung Quốc gồm:

– Hệ thống tư pháp đem lại nguy cơ cao cho việc kinh doanh: các công ty báo cáo rằng hệ thống tư pháp vừa không hữu hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp, vừa thách đố các quy định…

– Nạn tham nhũng trong cảnh sát: theo các công ty, cảnh sát không đáng tin trong việc chống lại tội phạm và thực thi luật pháp. Hai phần ba số doanh nghiệp cho biết họ phải chi cho lực lượng an ninh.

– Tham nhũng trong dịch vụ công: các thăm dò cho thấy hơn 1/3 số công ty được hỏi cho biết có đút lót cho lĩnh vực dịch vụ công.

– Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai: ngành địa chính được xếp hạng là lĩnh vực có nhiều tham nhũng nhất… Các vụ tranh chấp liên quan tới bất động sản phổ biến và thường xảy ra do sự thông đồng của các quan chức địa phương với các nhà phát triển bất động sản để đền bù ít ỏi hoặc không bồi thường cho người phải di dời. 

Các dự án quy mô lớn của chính phủ và việc chiếm đoạt bất hợp pháp đất đai của chính quyền địa phương diễn ra và không được kiểm soát.

– Việc cấp phát các tài nguyên thiên nhiên không minh bạch để lại một khoảng trống đáng kể cho tham nhũng. Ngành khai thác mỏ, một khu vực được nhà nước quy định rất cao, lại rất dễ bị gian lận, hối lộ. Việc khai mỏ của Trung Quốc thiếu sự giám sát và minh bạch: điều này chủ yếu là do các báo cáo của chính phủ thiếu minh bạch.

Ngoài ra, thuế vụ và hải quan là hai lĩnh vực có nguy cơ cao cho giới kinh doanh.

Trên đây chỉ là một vài trích dẫn trong số vô vàn các nghiên cứu về tham nhũng ở Trung Quốc. Chính nhờ chịu “nhìn thẳng, nhìn trúng”, “nói thẳng, nói thật” mà Trung Quốc đã có những tiến bộ trong việc chống tham nhũng, cụ thể là đã lên được hạng 79/176 trên bảng xếp hạng cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2016.

Nạn tham nhũng ở Trung Quốc đã và đang là trường hợp nghiên cứu cho nhiều học giả trên thế giới chứ không chỉ trong nước. Hầu như không có vùng cấm trong việc nghiên cứu nạn tham nhũng, thậm chí ở Đại học Hong Kong, có ít nhất một giáo trình mang tên “Tham nhũng và chống tham nhũng ở Trung Quốc” với mã số CCCH9042.

DANH ĐỨC