Lệnh trừng phạt… cổ vũ Iran thoát phụ thuộc dầu mỏ
Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi cô lập Iran sâu rộng hơn, thì tại một góc nhỏ ở Tehran, có những người đang đi ngược lại.
Lệnh trừng phạt… cổ vũ Iran thoát phụ thuộc dầu mỏ.
Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi cô lập Iran sâu rộng hơn, thì tại một góc nhỏ ở Tehran, có những người đang đi ngược lại.
Saga của Na Uy chỉ là một trong số những công ty nhìn thấy tiềm năng về năng lượng mặt trời ở quốc gia có sa mạc nắng nóng này.
Hồi tháng 9-2017, nhà đầu tư Anh Quercus cũng đã chốt dự án năng lượng mặt trời công suất 600 megawatt với Iran.
Hôm 18-10, Financial Tribune đưa tin công ty Áo Solar & Benefit đã ký biên bản ghi nhớ với ngân hàng đầu tư tại Iran Fars Province Investment Services Center về dự án xây dựng 4 nhà máy năng lượng mặt trời.
Một Iran không phụ thuộc vào dầu
Nếu ông Trump thực sự siết chặt các lệnh trừng phạt, liệu điều đó có “siết” được Iran không? Câu trả lời nằm ở tương lai.
Nhưng theo diễn biến và phân tích từ giới quan sát quốc tế lúc này, một lệnh trừng phạt lên Iran sẽ không hẳn là thảm họa ghê gớm cho Tehran, thậm chí có thể mở ra một con đường để quốc gia này thay da đổi thịt.
Khi lệnh trừng phạt đánh mạnh vào lĩnh vực dầu mỏ, Iran không thiếu phương án. Tehran đã tìm cách thoát ly khỏi lĩnh vực dầu mỏ từ lâu – như một xu hướng chung mà những Saudi Arabia hay Qatar đã và đang theo đuổi.
Năm 2016, báo Financial Times cho biết ngành công nghiệp dầu và khí đốt chỉ chiếm đúng 10% tổng sản phẩm quốc nội Iran năm 2014.
Báo chí Iran và quốc tế đều chung nhận định rằng lệnh trừng phạt kinh tế trong hàng thập kỷ qua đã đóng vai trò “chất xúc tác” cho Iran phát triển các lĩnh vực khác, đáng chú ý nhất là công nghệ.
Lãnh tụ tối cao của Iran – đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei – đã kêu gọi phát triển một nền kinh tế tri thức, mà thực tế chính là ủng hộ phát triển công nghệ, với mục tiêu của chiến lược “Tầm nhìn quốc gia 20 năm” là biến Iran thành cường quốc Tây Nam Á về kinh tế, khoa học và công nghệ.
Thoả thuận quốc tế
Kế hoạch hành động chung toàn diện (Joint Comprehensive Plan of Action – JCPOA) là một thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran được thông qua ngày 14-7-2015 ở Vienna (Áo), giữa Iran và nhóm P5+1.
Theo thỏa thuận, Iran phải đồng ý tiết giảm việc làm giàu uranium, công khai tình trạng phát triển năng lượng hạt nhân. Đổi lại, Tehran sẽ được tháo gỡ cấm vận kinh tế cũng như cấm vận vũ khí.