28/11/2024

‘Buồng’ thí nghiệm hoá học mini

Trăn trở trước thực trạng giáo viên “dạy chay”, học sinh “học chay” môn hoá học tại các trường phổ thông, hai giảng viên đại học đã chế tạo ‘buồng’ thí nghiệm hoá học mini đa năng.

 

‘Buồng’ thí nghiệm hoá học mini

 Trăn trở trước thực trạng giáo viên “dạy chay”, học sinh “học chay” môn hoá học tại các trường phổ thông, hai giảng viên đại học đã chế tạo ‘buồng’ thí nghiệm hoá học mini đa năng.

 

Buồng thí nghiệm hóa học mini - Ảnh 1.

‘Buồng’ thí nghiệm hoá học mini của TS Chu Mạnh Nhương và ThS Nguyễn Văn Trung – Ảnh: H.THANH

TS Chu Mạnh Nhương (35 tuổi, giảng viên khoa hoá học Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên) và cộng sự là ThS Nguyễn Văn Trung (58 tuổi, giảng viên khoa h học) đã cùng lên ý tưởng chế tạo “buồng” thí nghiệm này.

Buồng thí nghiệm nặng chỉ 5-7kg, có thể di chuyển dễ dàng từ phòng này qua phòng khác, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh làm các thí nghiệm hoá học mà không ngại khí độc hại thải ra môi trường.

Sáng chế này tham dự cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017”, do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Thí nghiệm là “linh hồn” của hóa học

Nhen nhóm ý tưởng từ vài năm trước, đến tháng 4-2017 giảng viên trẻ Chu Mạnh Nhương mới cùng thầy Trung bắt tay chế tạo buồng thí nghiệm h học mini đa năng. 

Thầy Nhương kể khi bắt đầu đề xuất ý tưởng về buồng thí nghiệm, có rất nhiều người thắc mắc: đã có tư liệu trình chiếu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, video… thì thiết kế đồ dùng thí nghiệm dạy học liệu có cần thiết không? 

“Chúng tôi tiếp thu hết, nhưng quan trọng là giáo viên phải làm thí nghiệm và học sinh phải được thực hành. Thí nghiệm là “linh hồn” của h học. Phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo… chỉ là công cụ bổ trợ cho giáo viên khi triển khai bài học” – thầy Nhương quả quyết.

Sau hai tuần mày mò nghiên cứu, ngày đi dạy tối về chế tạo, cuối cùng buồng thí nghiệm h học mini của hai người thầy luôn trăn trở với môn hóa đã hoàn thành và đưa vào thử nghiệm thành công. 

Thầy Nhương cho hay kết cấu của buồng thí nghiệm rất đơn giản, làm từ nhựa mica trong suốt, chia làm hai tầng. 

Tầng dưới có hai ngăn trên và dưới: ngăn dưới dùng làm không gian tiến hành thí nghiệm, ngăn trên được gắn phễu thu khí, quạt hút gió, tum thu khí – thu hút các chất dễ bay hơi lên ống thu khí, và đi vào bình xử lý khí (chứa than gỗ).

Còn tầng trên chứa một phần ống tum, ống nhựa thu khí, và được bố trí các bình đựng chất xử lý khí (như than gỗ, vôi sống, chè cám, bột gạo rang khô, silicagen…) nhằm xử lý triệt để các chất khí và hơi hút từ tầng dưới.

“Than gỗ, chè cám dễ kiếm và rẻ tiền. Tác dụng của sản phẩm rất rõ là hút được trên 90% khí độc khi làm thí nghiệm, hiệu quả xử lý triệt để nếu được cải tiến. 

Với buồng hóa học mini này, thầy trò sẽ có cảm giác an toàn, hứng thú trong khi làm thí nghiệm, không còn sợ hít phải khí độc tràn ra ngoài” – TS Chu Mạnh Nhương cho biết.

Học sinh bớt e dè môn hóa

Tại những nơi thí nghiệm hóa học thường có các tủ hút khí độc. Tuy nhiên, tủ loại này rất nặng, cố định một chỗ, lại hay bị hỏng do sự ăn mòn của hóa chất. Buồng thí nghiệm h học của TS Nhương và đồng nghiệp đã khắc phục được những hạn chế trên.

Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều buồng thí nghiệm hóa học hiện đại song giá khá đắt, không phù hợp với việc dạy học ở trường THPT. 

Do đó TS Nhương và thầy Trung mong muốn buồng thí nghiệm hóa học mini được triển khai phổ biến, nhân rộng ra ở các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thực hành h ở trường phổ thông với giá cả phải chăng. Mức giá với mô hình buồng thí điểm từ 1,5-2 triệu đồng/buồng. 

“Đưa buồng thí nghiệm tham gia chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp về chuyên môn của các chuyên gia, giáo sư để sản phẩm được cải tiến, hoàn thiện hơn” – thầy Nhương bày tỏ.

Từ khi có buồng hóa học mini, phòng thí nghiệm của khoa h học Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên trở nên nhộn nhịp với các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đến thực hành môn h

“Tiếp xúc với buồng thí nghiệm này, em bị cuốn hút ngay, cảm thấy hứng thú với môn h học. Em thích làm thí nghiệm và làm say mê. 

Em mong sản phẩm này sẽ được phổ biến rộng rãi đến học sinh, sinh viên, nhất là các bạn trẻ đam mê môn h” – bạn Nguyễn Đạt Sơn, sinh viên năm 3, khoa hóa học Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, chia sẻ.

Nhiều hỗ trợ, đồng hành với tác giả đoạt giải cao

Tính đến thời điểm này, chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017 đã nhận được hơn 50 tác phẩm dự thi từ các tác giả tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Kon Tum, Bình Dương, TP.HCM.

Ông Nguyễn Đình Tâm – tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, đại diện ban tổ chức – đặt kỳ vọng: “Chúng tôi mong tiếp tục nhận được thêm nhiều công trình giá trị của các trí thức trẻ, đặc biệt là các trí thức trẻ Việt Nam đang công tác ngoài ngành giáo dục, đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Hiện chương trình đang có nhiều hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng các tác giả đoạt giải cao trong chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục 2016, nhằm đưa công trình sớm ứng dụng vào thực tế, phục vụ người học, góp phần đổi mới giáo dục”.

Thời hạn nộp tác phẩm dự thi kéo dài đến hết ngày 10-10. Dự kiến vào đầu tháng 11-2017, ban giám khảo sẽ tiến hành chấm sơ khảo và lựa chọn ra 12-15 công trình, sáng kiến vào chung khảo.

Hội đồng ban giám khảo Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017 có TS Nguyễn Quân, nguyên bộ trưởng Bộ KH&CN; GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể;

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; PGS.TS Trần Quang Quý, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT; PGS.TS Phạm Đức Quang, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục VN.

 

HÀ THANH – QUANG DỰ