Miền Trung vẫn mạnh nhưng ‘mạnh ai nấy làm’
6 năm trước ban điều phối vùng ở miền Trung được thành lập nhưng 6 khu kinh tế ven biển, 6 cảng hàng không vẫn mạnh ai nấy làm, nhiều địa phương vẫn xung đột lợi ích.
Miền Trung vẫn mạnh nhưng ‘mạnh ai nấy làm’.
6 năm trước ban điều phối vùng ở miền Trung được thành lập nhưng 6 khu kinh tế ven biển, 6 cảng hàng không vẫn mạnh ai nấy làm, nhiều địa phương vẫn xung đột lợi ích.
Đó là nhận xét của PGS.TS Trần Đình Thiên (viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) khi nói về cấu trúc vùng kinh tế miền Trung.
Theo ông Thiên, từ cách đây 6 năm khi ban điều phối vùng được thành lập đã đặt ra kỳ vọng lớn về sự phát triển của vùng duyên hải 9 tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận.
Tuy nhiên đến nay, chỉ số thu nhập bình quân đầu người vùng này vẫn thấp hơn hai đầu đất nước, nhiều địa phương vẫn xung đột lợi ích phát triển. Vùng này, ông Thiên tính có tới 6 khu kinh tế ven biển, 6 cảng hàng không…
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế miền Trung với chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững”, được tổ chức ngày 25-9 tại Đà Nẵng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định như trên.
Ông Vương Đình Huệ khẳng định có một thực trạng mà các chuyên gia nhận định là chúng ta có 63 nền kinh tế, đây là điểm then chốt về mặt tư duy và nhận thức.
Do vậy, Bộ Chính trị yêu cầu điều chỉnh dần cơ chế xây dựng ngân sách nhà nước theo quan điểm phát triển vùng và theo cơ sở dữ liệu về kinh tế – xã hội của từng địa phương. Khi phân bổ về ngân sách hay nguồn lực phải nhìn tổng thể cả vùng, sau đó mới đến địa phương.
Trước nhiều ý kiến cho rằng hiện nay miền Trung thiếu cơ chế phát triển kinh tế vùng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã có văn bản về việc thành lập ban chỉ đạo vùng kinh tế.
“Chắc chắn việc thành lập chính quyền cấp vùng là không có nên sắp tới ban chỉ đạo vùng kinh tế và Bộ Kế hoạch – đầu tư sẽ tính toán phát triển vùng trong giai đoạn 2021-2030… Trong đó, sẽ rà soát các quy hoạch chiến lược như giao thông cảng biển, sân bay để đảm bảo đồng bộ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Miền Trung là trọng điểm phát triển du lịch
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt năm 2014, kinh tế miền Trung phải phù hợp với chiến lược biển miền Nam, đảm bảo thống nhất các ngành lĩnh vực.
Trong đó, định hướng đến 2030, kinh tế miền Trung tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và Đông Nam Á.
“Chủ trương của Bộ Chính trị trong nghị quyết về phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, trong đó miền Trung là trọng điểm của trọng điểm” – ông Huệ nói.