28/11/2024

Đừng cố ‘cày sách vở’

Ngô Di Lân (23 tuổi) là cái tên nổi tiếng trong giới du học sinh VN. Chàng trai này từng nhận học bổng toàn phần ĐH College Maastricht (Hà Lan) và được ĐH Brandeis (Mỹ) cấp học bổng tiến sĩ toàn phần khi mới 21 tuổi.

 

Đừng cố ‘cày sách vở’
Ngô Di Lân (23 tuổi) là cái tên nổi tiếng trong giới du học sinh VN. Chàng trai này từng nhận học bổng toàn phần ĐH College Maastricht (Hà Lan) và được ĐH Brandeis (Mỹ) cấp học bổng tiến sĩ toàn phần khi mới 21 tuổi.


 
 
 
 

Ngô Di LânẢNH: X.P

Ngô Di Lân đang là nghiên cứu sinh năm thứ 3 ngành quan hệ quốc tế ĐH Brandeis. Mặc dù vậy, Lân vẫn dành thời gian cho các hoạt động ngoại khoá như: làm diễn giả tại các hội thảo, các chương trình của sinh viên và quan trọng nhất là tổ chức chương trình Thanh niên VN mô phỏng Liên Hiệp Quốc (Vietnamese Youth Model UN – VYMUN) vào mỗi kỳ hè ở Hà Nội.
Đừng cố ‘cày sách vở’ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Yêu nước theo cách của người trẻ

Cách mà người trẻ ngày nay hướng đến cộng đồng, đến quê hương đất nước có thể đa dạng hơn so với thế hệ cha anh nhưng sự tha thiết, nồng nàn thì trước sau vẫn vậy. Với nhiều người trẻ, dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, yêu nước luôn là tâm niệm.
Một trong những câu chuyện mà Lân thường đề cập đến là “Cứ đi rồi sẽ đến”, như chính câu nói đang được giới trẻ “bấm like” rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Di Lân nhớ lại, khi còn là học sinh tại VN, anh cũng như nhiều bạn trẻ khác, có nhiều ước mơ, hoài bão, như mong muốn một ngày sẽ được đi du học, được học ở những trường danh tiếng. “Lúc ấy, mình cứ tự nói với bản thân “cứ đi cái đã”, dù không biết đi thế này có đến được đích hay không. Nhưng rồi thời gian dần qua đi, nhìn lại mọi thứ, mình nhận ra đúng là cứ đi rồi sẽ đến, vì nếu không đi thì sẽ không bao giờ đến cả”, Di Lân chia sẻ.
Di Lân bộc bạch: “Thực tế rất ít người biến được ước mơ thành hiện thực. Đó là vì đa số chúng ta thiếu kỹ năng. Ở trường quá tập trung vào việc tích luỹ kiến thức. Ngay từ khi còn nhỏ, học sinh VN đã được luyện thói quen chỉ có “học, học, học”, để rồi ra trường vài năm đã quên sạch kiến thức nếu không dùng thường xuyên và thường thì chỉ sau 5 – 10 năm là mọi người đã quên phần lớn những gì mình học thời phổ thông”.
Chàng trai này nói thêm: “Cái thường đọng lại được là những thói quen sinh hoạt và những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp được rèn luyện. Thế nên nếu muốn chinh phục được ước mơ, hãy dành thời gian chăm chút cho kỹ năng sống. Đừng cố “cày sách vở” để lấy kiến thức mà hãy học cách nuôi dưỡng tính hiếu kỳ trời sinh trong mỗi con người để luôn học mọi lúc mọi nơi. Hãy chịu khó dành thời gian rèn luyện kỹ năng giao tiếp vì không ai có thể một mình chinh phục bất kỳ đỉnh cao nào cả. Và chỉ có kỹ năng giao tiếp tốt mới đem lại cho ta những người bạn đồng hành tuyệt vời. Cuối cùng, hãy học cách thỏa hiệp, vì mâu thuẫn trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Sẽ không thể đạt được những gì mình muốn nếu không đếm xỉa đến lợi ích của những người xung quanh”.
Có nhiều người trẻ, trong quá trình chinh phục ước mơ, theo đuổi những niềm đam mê, cảm thấy bị chùn chân trước những khó khăn thử thách. Nói về điều này, Di Lân cho rằng để đối phó với thất bại có hai bước: trước thất bại và sau khi thất bại.
“Trước khi vấp ngã, phải xác định ngay là chuyện thất bại chỉ là vấn đề thời gian. Ai giỏi đến mấy cũng có lúc thất bại, chỉ là nó đến vào lúc nào và “đau” đến mức nào thôi. Xác định được như vậy rồi thì khi thất bại thật cũng thấy vừa nhẹ nhõm hơn, vừa sẵn sàng để vượt qua. Và sau khi thất bại, điều quan trọng là nghĩ xem vì sao lại thất bại”, Di Lân chia sẻ kinh nghiệm.
Đừng cố ‘cày sách vở’ - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Người trẻ yêu nước từ những hành động bình dị

Vào những dịp lễ lớn của đất nước, chúng ta thường thấy trên nhiều trang mạng các bạn trẻ thay đổi ảnh đại diện để hưởng ứng, chào mừng cũng như muốn nhắc nhớ bản thân, bạn bè về sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước để có được hòa bình của ngày hôm nay. Đấy cũng là cách để người trẻ thể hiện lòng yêu nước.
Di Lân kể lại câu chuyện của bản thân mình, nhiều khi đang chạy thể dục nhưng cảm thấy muốn đầu hàng, bỏ cuộc và chuyển sang đi bộ. Nhưng rồi sau đó vẫn có thể hoàn thành những bước chạy cuối cùng, bởi có sự quyết tâm để cưỡng lại những suy nghĩ buông xuôi. Điều đó có nghĩa là: “Trên con đường biến giấc mơ thành hiện thực, chắc chắn sẽ có đôi lần vấp ngã. Nhưng nếu niềm đam mê đủ lớn, cộng thêm những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã, sẽ khiến mỗi người dần trưởng thành và chín chắn hơn. Và những người ấy chắc chắn sẽ tìm được con đường thẳng nhất để dẫn mình đến đích”, Lân nói.

Xuân Phương