28/11/2024

Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại

Sau 8 tháng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào VN đã gần bằng số vốn đăng ký của cả năm 2016.

 

Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại

Sau 8 tháng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào VN đã gần bằng số vốn đăng ký của cả năm 2016.




Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư nhiều dự án tại VN /// Ảnh: M.P

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư nhiều dự án tại VNẢNH: M.P

Vốn FDI tăng đột biến cho thấy, những cải cách môi trường đầu tư của Chính phủ đang phát huy hiệu quả.
Ngoại tệ đổ vào công nghiệp chế biến, chế tạo
Cụ thể từ đầu năm đến ngày 20.8, cả nước đã có 1.624 dự án FDI mới được cấp phép đầu tư và 773 dự án đăng ký tăng vốn. Cùng với phần vốn góp, mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoại, vốn đăng ký mới đã đạt 23,36 tỉ USD, tăng mạnh 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. Con số này được xem là kỷ lục mới trong thu hút FDI của VN.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 11,69 tỉ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng qua. Hàn Quốc là nước dẫn đầu khi rót vốn vào VN với 6,02 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với vốn đầu tư đăng ký 5,74 tỉ USD và Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,92 tỉ USD. Ngoài ra, dù không tăng mạnh như lượng vốn đăng ký mới, nhưng con số giải ngân FDI cũng đạt được 10,3 tỉ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại - ảnh 1

Số liệu thu hút vốn FDI vào VNĐỒ HOẠ: HỒNG SƠN

Đánh giá về điều này, GS-TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại VN, cho rằng: điều đáng mừng là ngành chế biến, chế tạo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Việc này cho thấy phần nào hiệu quả chuyển hướng thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng. Nhưng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa nhiều như mong muốn của chúng ta. Ngoài ra, quan trọng nhất vẫn là vốn thực hiện vì điều đó mới thể hiện được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh tại VN.
Theo dự báo của ông Nguyễn Mại, cả năm nay vốn FDI giải ngân sẽ đạt khoảng 17 – 18 tỉ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2016 là hợp lý. Đồng quan điểm, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), cho rằng hiện VN vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư thuận lợi hơn nhiều quốc gia khác. Một số lĩnh vực vẫn có mức phát triển ổn định tối thiểu từ 7% trở lên nên thu hút được nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, VN vẫn đang tích cực cải cách môi trường đầu tư thể hiện qua việc cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài vào VN kinh doanh. Đó là chưa kể các đối tác đầu tư khá truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore đều có cam kết mở rộng đầu tư tại VN. Quan trọng là khả năng tiếp nhận vốn của VN như thế nào vì theo dự báo, xu hướng FDI vẫn tiếp tục tăng ổn định trong thời gian tới.
Hướng vốn vào các ngành công nghệ


Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại - ảnh 2
Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn đang muốn vào VN để đầu tư phát triển vì có tiềm năng ở một số lĩnh vực. Do đó chúng ta chỉ nên tập trung và lựa chọn những ngành cần phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở này các giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI cũng cần hướng vào những ngành đó nhiều hơn trong thời gian tới

Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại - ảnh 3

GS-TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại VN


Sau 30 năm mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các chuyên gia đều khẳng định VN phải tập trung vào thu hút nguồn vốn có chất lượng thay vì chỉ tiêu số lượng như trước đây. Điều đó đồng nghĩa với việc phải cân nhắc khi cấp phép đầu tư cho các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động… GS-TS Nguyễn Mại phân tích: Trong năm nay chúng ta đang thấy vốn FDI đăng ký xây dựng các nhà máy điện than gia tăng và có lẽ sẽ có thêm vài nhà máy nữa ra đời trong tương lai. Cần cân nhắc xem dòng vốn vào lĩnh vực này là nhiều quá hay không? Bởi hiện nay nhiều nước đã hạn chế phát triển điện than để giảm khí thải nhà kính, khói bụi… Trong khi việc phát triển điện gió, điện mặt trời đang cần được khuyến khích phát triển. VN cũng mới bắt đầu xu hướng này nên cần có giải pháp thu hút mạnh hơn nguồn vốn FDI tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

“Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn đang muốn vào VN để đầu tư phát triển vì có tiềm năng ở một số lĩnh vực. Do đó, chúng ta chỉ nên tập trung và lựa chọn những ngành cần phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở này các giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI cũng cần hướng vào những ngành đó nhiều hơn trong thời gian tới”, GS-TS Nguyễn Mại nhấn mạnh. Chẳng hạn khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và dự báo robot sẽ thay thế nhiều lao động giản đơn thì VN cũng không nên khuyến khích các dự án sử dụng quá nhiều lao động. Thay vào đó, VN được nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá có tiềm năng phát triển khi nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đáp ứng được ở một số lĩnh vực như điện toán đám mây, công nghệ tích hợp số, công nghệ viễn thông…
TS Lưu Bích Hồ cũng lưu ý, cần sàng lọc để thu hút vốn ngoại đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các dự án không có ảnh hưởng đến môi trường và chú ý đến khả năng kết nối, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp (DN) nội địa. Điều quan trọng nữa là khi tỷ trọng của DN nước ngoài trong phát triển công nghiệp và xuất khẩu của VN càng lớn thì càng phải cố gắng thúc đẩy phát triển của khối DN trong nước. Chỉ làm được việc đó thì kinh tế VN mới không phải ngày càng phụ thuộc vào vốn nước ngoài nói chung và DN FDI nói riêng.
Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại - ảnh 4

 
 

Kỷ lục mới trong thu hút vốn ngoại - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Vốn FDI từ tháng 1 – 8 đạt hơn 23 tỉ USD

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 23,36 tỉ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước.

 

Mai Phương – Nguyên Nga