11/01/2025

Có nên cho dùng lại xăng A92 đã bị khai tử?

Saigon Petro muốn quay lại bán xăng A92, sản phẩm đã bị khai tử và thay thế bằng xăng E5. Trên thực tế, thị trường đang chuộng xăng A95 và chê xăng sinh học?

 

Có nên cho dùng lại xăng A92 đã bị khai tử?

Saigon Petro muốn quay lại bán xăng A92, sản phẩm đã bị khai tử và thay thế bằng xăng E5. Trên thực tế, thị trường đang chuộng xăng A95 và chê xăng sinh học?
 
 
 
 
 
Có nên cho dùng lại xăng A92 đã bị khai tử? - Ảnh 1.

Người dân đổ xăng E5 tại cửa hàng xăng dầu SaigonPetro (Q.5, TP.HCM)- Ảnh: HỮU KHOA

Dùng xăng E5 thay A92 (bị buộc dừng sử dụng) nhằm giảm ô nhiễm, đảm bảo an ninh năng lượng nhưng xu hướng chuyển sang dùng xăng A95 cũng cần được quan tâm vì nếu sản lượng bán xăng E5 thấp sẽ khó đạt mục tiêu bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp đầu mối không thống nhất

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 12-3, một lãnh đạo của Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (SaigonPetro) khẳng định trước đây tỉ lệ bán xăng A92 là 70%, A95 là 30% thì nay tiêu thụ xăng E5 (thay thế A92) chỉ chiếm chưa đến 30%. 

Dù lợi nhuận bán xăng E5 và A95 là như nhau, thù lao đại lý cũng tương đương, nhưng các cửa hàng bán lẻ ngày càng không mặn mà. 

“Tới đây nếu công bố giá cơ sở xăng A95, khoảng cách của các loại xăng này thu hẹp, người tiêu dùng càng không mặn mà với E5” – lãnh đạo SaigonPetro nói.

Do đó, đại diện doanh nghiệp này cho rằng cơ quan quản lý cần sớm tổng hợp lượng tiêu thụ xăng E5, nếu thấp cần có biện pháp khuyến khích dân dùng và thương nhân bán xăng E5. Sản lượng vẫn thấp, không đạt mục tiêu bảo vệ môi trường, nên cho sử dụng lại xăng A92.

Trong khi đó, đại diện Petrolimex cho hay tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 trong tổng bán xăng của hệ thống này đạt khoảng 50%, sụt giảm so với A92 từ 5 – 7% và thừa nhận “đang có xu hướng chuyển dịch sang dùng A95 nhiều hơn”.

Khá nhiều người tiêu dùng chưa đồng tình việc cấm xăng A92, thay bằng xăng E5 vì cho rằng cần tôn trọng quyền lựa chọn của dân, tuy nhiên với tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 so với tổng lượng xăng bán ra khoảng 65% (tuỳ địa bàn), 

Tuy nhiên, ông Cao Hoài Dương – Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu VN (PVOil) – khẳng định việc chuyển sử dụng xăng A92 sang xăng E5 là đúng đắn. 

Hai doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khác ở phía Nam cũng đồng thuận… vẫn duy trì như hiện tại.

Khó quay lại xăng A92

Trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Công thương cho hay mới có báo cáo của 20/29 đầu mối xăng dầu về tình hình tiêu thụ xăng E5 nên chưa tổng hợp đầy đủ. Trong tháng 3-2018, bộ sẽ khảo sát, đánh giá cụ thể để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết đề xuất quay lại sử dụng xăng A92 cần phải được xem xét kỹ. 

Hiện bộ này chưa nhận được văn bản kiến nghị của doanh nghiệp nên chưa thể trả lời. Nhưng việc thay thế xăng A92 bằng xăng E5 là theo quyết định 53/2012 của Chính phủ. Do đó, thẩm quyền quyết định bán xăng A92 trở lại là của Chính phủ.

Ông Vũ Kiên Chỉnh – tổng giám đốc Công ty TNHH Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học VN – cho hay cách đây 1 tuần, tổng thống Mỹ làm việc với Bộ Phát triển năng lượng tái tạo của Mỹ và đưa ra chương trình đẩy mạnh việc sử dụng nhiên liệu sinh học, trong khi xăng của họ là xăng E20 (pha 20% nhiên liệu sinh học). 

Cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, việc thay A92 bằng E5 mới thử nghiệm hai tháng nên theo ông Chỉnh, cho bán lại xăng A92 là vội vã.

Tuy nhiên, ông Chỉnh ủng hộ kiến nghị của SaigonPetro là nên giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 hoặc không tính thuế này vì xăng E5 bảo vệ môi trường tốt hơn A92 đến 30%.

Ông Ngô Thành Nhân, chủ cây xăng ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, đề nghị cần tăng chiết khấu cho xăng E5 để hấp dẫn doanh nghiệp bán loại xăng này…

Ông Nguyễn Hồng Minh – tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Hà Nội – cũng cho rằng xăng A92 nhiều chì, nên việc chuyển sang E5 là đúng đắn. Tuy nhiên, ông Minh đặt vấn đề là chất lượng xăng E5 cần được đảm bảo…

Không muốn bán E5 vì bảo quản khó?

Ông Vũ Kiên Chỉnh đánh giá bán xăng E5 chậm không phải vì đa số người dân phản đối mà vì các doanh nghiệp không muốn bán. Lý do, lợi nhuận thu tương đương xăng A95, trong khi bảo quản E5 khó, dễ bốc hơi, phải đầu tư cơ sở vật chất… Ông Chỉnh đề nghị cần tạo ra sự chênh lệch hơn nữa trong việc chiết khấu giữa hai loại xăng E5 và A95 để tăng động lực bán E5.

 

NGỌC AN – NGUYỄN HẢI