01/11/2024

Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, giúp doanh nghiệp

Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, rào cản cho doanh nghiệp; không chấp nhận cho Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa thôi việc… là các tin nóng đáng chú ý tại phiên họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ diễn ra chiều 3.8.

 

Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, giúp doanh nghiệp

Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, rào cản cho doanh nghiệp; không chấp nhận cho Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa thôi việc… là các tin nóng đáng chú ý tại phiên họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ diễn ra chiều 3.8.

 

 

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo phiên họp  /// Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo phiên họpẢNH: TTXVN

Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng tại cuộc họp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng nhìn nhận, qua 7 tháng đầu năm, xu hướng tích cực về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là khá rõ nét. Đặc biệt, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, tín dụng tăng mạnh, được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, lãi suất ngân hàng giảm 0,5%.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đạt điểm cao nhất trong 9 năm, xuất nhập khẩu tăng mạnh gần 19%; thu ngân sách đạt khá, trên 53 tỉnh, thành phố vượt thu so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công đã tăng 1,8 lần so với tháng trước. Thu hút đầu tư tăng mạnh, nhất là đầu tư nước ngoài (FDI). Có 73.000 doanh nghiệp (DN) mới đăng ký và trên 17.000 DN hoạt động trở lại… Về xã hội, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo được chú trọng. Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng…
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận một số mặt bất cập, tồn tại như công nghiệp chế tạo tăng trưởng nhưng công nghệ khai khoáng vẫn giảm sâu. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn khi vẫn còn 43.000 DN ngừng hoạt động. Một số chi phí, nhất là chi phí vận tải, còn cao. Giải ngân tăng nhưng chưa đạt yêu cầu khi 7 tháng mới đạt 38,5% dự toán, dịch sốt xuất huyết lan rộng với trên 60.000 người mắc, trong đó gần 50.000 người nhập viện, đặc biệt có 17 người tử vong. Hậu quả thiên tai năm nay lớn, hàng chục người đã chết và mất tích mà mới nhất là sạt lở do mưa lũ ở Yên Bái khiến 15 người chết và mất tích.
 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ bàn về việc giảm chi phí cho DN, cả chính thức và không chính thức. Các giải pháp như giảm chi phí BOT, phí hạ tầng dịch vụ, khu vực cảng… “Có bộ còn 1.000 giấy phép như Bộ Công thương, ít nhất là 100 như Bộ Xây dựng. Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến giấy phép đầu tư, đất đai, xây dựng để tháo gỡ, giảm bớt chi phí cho DN”, ông Dũng nói.
Đang xem xét tài sản của bà Thoa
Trả lời báo chí tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, vừa rồi Uỷ ban Kiểm tra T.Ư có họp và đề nghị miễn nhiệm chức vụ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nếu Ban Bí thư đồng ý với đề xuất của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Nội vụ, cơ quan được Thủ tướng giao phụ trách sẽ xử lý theo hướng đó. Vẫn theo ông Dũng, ngày 31.7, Ban Cán sự Đảng Chính phủ có nhận được báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương về đơn xin thôi việc của bà Thoa. Tuy nhiên, theo luật Công chức và Nghị định 46/2010/NĐ-CP, khi cán bộ đang trong quá trình điều tra, xem xét kỷ luật thì sẽ không được chấp nhận thôi việc. “Còn vấn đề tài sản, nếu không có vi phạm pháp luật, hình thành chính đáng thì tất nhiên nhà nước không thu hồi”, ông Dũng khẳng định.
Về vấn đề xử phạt người mua xe thế chấp bản chính giấy đăng ký xe ở ngân hàng, không có giấy tờ gốc khi lưu thông, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo về vấn đề này. Theo quy định của pháp luật, khi thế chấp thì bên đi thế chấp được quyền nắm giấy tờ tài sản, trong khi bộ luật Dân sự lại quy định bên nhận thế chấp có quyền nắm giữ giấy tờ, nếu có trong thỏa thuận vay mượn giữa hai bên.
Ngân hàng Nhà nước có nhận được phản ánh của các ngân hàng là bên thế chấp giữ giấy tờ bản chính thì có thể phát sinh chuyện cầm đồ nên ngân hàng khó kiểm soát, sợ nợ xấu phát sinh. Do đó, có văn bản gửi các bộ đề xuất người điều khiển phương tiện được dùng bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng để không bị xử phạt. Trả lời thêm vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Tư pháp rà soát theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và DN.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ, các thành viên Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, song Thủ tướng nhìn nhận, nhiều tồn tại và nhiệm vụ những tháng còn lại rất nặng nề. Các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung giải quyết công việc quyết liệt, đồng bộ.
Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải bám sát công việc, không để “tuột tay” mục tiêu, chỉ tiêu đã được phân công. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ. Trên tinh thần đó, mọi cơ quan phải công khai, minh bạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện. Tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp qua thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi công vụ.
Nhấn mạnh mục tiêu nhất quán là tiếp tục thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng đạt kế hoạch, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Theo đó, Bộ KH-ĐT rà lại, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20.8 để có đối sách rõ ràng hơn trong từng ngành, từng lĩnh vực.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ tín dụng theo hướng giảm lãi suất cho vay, đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ mô.
Bộ Tài chính chỉ đạo giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30 – 35% xuống còn 15%. Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát thủ tục cấp phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng.


 

Anh Vũ – Chí Hiếu