29/11/2024

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Có sai khi không nhân hệ số môn chính?

Cách tính điểm hệ số môn chính trong việc xác định điểm trúng tuyển của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã gây bức xúc với thí sinh, phụ huynh những ngày qua.

 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Có sai khi không nhân hệ số môn chính?

 

Cách tính điểm hệ số môn chính trong việc xác định điểm trúng tuyển của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã gây bức xúc với thí sinh, phụ huynh những ngày qua.


 

Thí sinh làm hồ sơ nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 2.8ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Ngày 1.8, một phụ huynh có con đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM gọi điện tới toà soạn Báo Thanh Niên bức xúc cho biết trường này đã thay đổi cách tính điểm đột ngột gây ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển của thí sinh (TS). Phụ huynh này nói: “Nếu tính theo công thức có nhân hệ số 2 môn chính như trường đã công bố ban đầu thì con tôi trúng tuyển, nay theo công thức mới thì lại trượt”.
Theo phản ánh của phụ huynh này, ngày 30.7 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn chính thức đợt 1 kèm danh sách trúng tuyển trên website trường. Trong bảng điểm chuẩn này, trường có ghi rõ cột môn thi chính nhân hệ số 2 với 23 ngành và tổ hợp môn của ngành.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Có sai khi không nhân hệ số môn chính? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường ĐH công bố điểm xét tuyển

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học (điểm sàn), từ chiều 12.7, các trường đại học đưa ra mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển vào các ngành.
 

Tuy nhiên sau đó, trên website của trường lại ra thông báo khác về cách tính điểm trúng tuyển. Thông báo này trường ghi rõ điểm trúng tuyển tất cả các ngành, tổ hợp đều là điểm 3 môn cộng lại (cộng điểm ưu tiên nếu có). Tức không áp dụng nhân hệ số 2 môn chính một số ngành như các năm trước đây. Ví dụ cách xét một TS vào ngành sư phạm tiếng Anh với tổ hợp thi môn toán (7 điểm), văn (8 điểm), tiếng Anh (9 điểm) và được cộng 1 điểm ưu tiên như sau: 8 + 9 + 7 + 1 = 25 điểm.
Thông báo này đã gây bất ngờ với nhiều TS, phụ huynh tham gia xét tuyển bởi việc thay đổi công thức tính sẽ cho ra kết quả điểm số khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về danh sách TS trúng tuyển. Cụ thể, cũng TS với điểm số như trên nhưng áp dụng nhân hệ số 2 môn chính thì TS sẽ có tổng điểm cao hơn 0,75 điểm. Cụ thể, đối với tổ hợp có môn thi chính, điểm của TS sẽ là (điểm môn chính x 2 + điểm 2 môn còn lại) x 3/4) + điểm ưu tiên (nếu có). Như vậy điểm xét tuyển sẽ là: (9 x 2) + 7 + 8) x 3/4 + 1 = 25,75 điểm.
Chiều 2.8, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, khẳng định không có sự khác biệt nào về điểm chuẩn từng ngành đã công bố cũng như danh sách TS trúng tuyển kể từ lần công bố ban đầu cho tới thời điểm này. Trường đã thống nhất cách tính điểm chuẩn chung cho năm nay là không nhân hệ số 2 môn chính và cách làm này cũng không sai so với đề án tuyển sinh đã công bố trước đó.
Lý giải điều này bà Hiếu nói, trong đề án tuyển sinh đã công bố đợt tháng 3 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ (thituyensinh.vn), trường có nêu: “Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2017 của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (có/không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên”. Sở dĩ trường ghi như vậy thì ở thời điểm đó trường đang đưa ra 2 phương án có hoặc không nhân hệ số môn chính. Tuy nhiên, sau này hội đồng tuyển sinh đã họp nhiều lần và quyết định chọn phương án không nhân hệ số môn chính trong cách tính điểm chuẩn năm nay. Trường đã báo cáo Bộ về việc này và khi chạy điểm trên phần mềm lọc ảo cũng theo phương án không nhân hệ số môn chính.
Tuy nhiên bà Hiếu thừa nhận, lỗi của nhà trường ở chỗ không công bố sớm và rộng rãi thông tin quan trọng này đến TS. Đồng thời một số chuyên viên tư vấn của trường cũng không nắm rõ thông tin nên tư vấn cách tính điểm chưa chính xác tới một bộ phận TS. Đến khi xây dựng bảng điểm trúng tuyển, trường lại gặp sai sót về mặt kỹ thuật do sử dụng bảng điểm năm ngoái trong quá trình soạn thảo nên không bỏ cột hệ số môn chính. Chính các sai sót này của trường đã gây hoang mang, hiểu lầm cho phụ huynh và TS.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Có sai khi không nhân hệ số môn chính? - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Gần 10 điểm mỗi môn vẫn rớt đại học

Chưa khi nào như năm nay, thí sinh đạt trung bình gần 10 điểm mỗi môn vẫn trượt ĐH. Nghịch lý là có những trường hợp thí sinh bị loại có điểm cao hơn thí sinh đã trúng tuyển do quy định làm tròn điểm, tiêu chí phụ hay điểm ưu tiên!  
Tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu cho biết hội đồng tuyển sinh đã họp nhiều lần trước khi đưa ra quyết định không sử dụng hệ số 2 môn chính trong xác định điểm trúng tuyển. Lý do quan trọng nhất là muốn nâng cao chất lượng nguồn tuyển của trường. Bà Hiếu nói, trường đã có những đánh giá kết quả học tập sinh viên các khoá trước, trong đó sinh viên đã trúng tuyển bằng nhân hệ số môn chính không có năng lực vượt trội so với sinh viên khác. Thậm chí có những sinh viên học quá lệch nhưng vẫn trúng tuyển nhờ được nhân hệ số môn chính có điểm cao hơn. Chính vì vậy việc thay đổi không sử dụng môn chính nhằm mục đích tuyển được TS có năng lực cơ bản đồng đều hơn.
Về việc này, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) nói, đề án của trường không ghi chắc chắn có tính điểm hệ số 2 môn chính nên cách làm hiện nay của trường không sai so với đề án. H.A

 

Hà Ánh