28/11/2024

Dịch vụ ‘Chia sẻ phòng’: Khuyến khích nhưng cần kiểm soát

Dù ủng hộ phát triển “chia sẻ phòng” nhưng nhiều chuyên gia cho rằng dịch vụ này cần được quản lý để bảo vệ quyền lợi của khách thuê, tạo sự công bằng trong kinh doanh.

 

Dịch vụ ‘Chia sẻ phòng’: Khuyến khích nhưng cần kiểm soát

Dù ủng hộ phát triển “chia sẻ phòng” nhưng nhiều chuyên gia cho rằng dịch vụ này cần được quản lý để bảo vệ quyền lợi của khách thuê, tạo sự công bằng trong kinh doanh.

 

 

 

Dịch vụ 'Chia sẻ phòng': Khuyến khích nhưng cần kiểm soát
Khách du lịch lưu trú tại một cơ sở homestay đăng ký trên Airbnb ở Tây Ninh – Ảnh: ANH PHƯƠNG

Theo các chuyên gia, việc quản lý loại dịch vụ “chia sẻ phòng” không chỉ để thu thuế, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế mà còn nhằm bảo vệ quyền lợi của người thuê một khi xảy ra sự cố ngoài mong muốn.

* Ông Lê Đắc Lâm (Giám đốc điều hành Vntrip, chuyên hỗ trợ khách hàng đặt phòng khách sạn tại Việt Nam):

Phải đảm bảo công bằng cho các cơ sở kinh doanh lưu trú

Muốn mô hình dịch vụ này phát triển một cách lành mạnh, cơ quan thuế phải thu được thuế của Airbnb, bởi vì không thể trong cùng một lĩnh vực mà một doanh nghiệp (khách sạn, nhà nghỉ…) phải đóng thuế đầy đủ, còn doanh nghiệp khác (căn hộ dịch vụ) lại được hưởng lợi một cách không chính đáng.

 

Với các dịch vụ đặt phòng trực tuyến, trước đây cơ quan quản lý Việt Nam cũng đã có văn bản hướng dẫn để thu thuế nhằm đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế, nhưng đến nay nội dung này vẫn chưa triển khai thực hiện.

Trong khi đó, với cách giao dịch như hiện nay, khách hàng trả tiền phòng cho doanh nghiệp như Airbnb rồi chuyển thẳng ra nước ngoài, Việt Nam không thu được đồng thuế nào. Nếu không có chế tài kiểm soát, Việt Nam có thể thất thoát khoản tiền thuế rất lớn.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ (Tổng giám đốc Công ty du lịch Vietravel):

Có kiểm soát mới bảo vệ được quyền lợi của khách thuê

Với sự ra đời của các dịch vụ trung gian trực tuyến, hoạt động “chia sẻ phòng” sẽ có nhiều điều kiện phát triển mạnh, nhất là khi nhiều người dân TP.HCM có nhiều nhà hơn nhu cầu ở thực sự.

Đây cũng là điều tốt, như thế du lịch mới mang lại hiệu quả trực tiếp cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thêm sản phẩm lưu trú, thị trường du lịch sẽ phát triển hơn, chúng ta không nên quá lo lắng vì mỗi loại hình có một đối tượng khách riêng.

Nhưng nếu phát triển dịch vụ lưu trú ra khỏi tầm quản lý của cơ quan chức năng, trong trường hợp khách lưu trú có vấn đề thì xử lý thế nào?

Ở các nước, có rất nhiều loại hình như vậy phát triển và cơ quan quản lý dễ dàng tìm kiếm được khách dù ở đâu. Do đó, cần đưa ra cơ chế phối hợp để làm sao phát huy được những lợi thế mô hình này và hỗ trợ phát triển đúng hướng.

Ông Lê Duy Minh 
(Cục phó Cục Thuế TP.HCM):

Sẽ tổ chức quản lý và thu thuế

Mô hình kinh doanh của Airbnb khá mới và chúng tôi chưa tiếp cận được cũng như triển khai biện pháp thu thuế.

Tuy nhiên với dịch vụ “chia sẻ phòng”, cả người cho thuê phòng lẫn người thuê phòng trên Airbnb đều phải trả phí cho mỗi giao dịch thành công. Do đó, trang mạng này phải đóng thuế nhà thầu trong điều kiện ở nước ngoài.

Cách thức hoạt động của dịch vụ tương tự như dịch vụ Uber nên cách quản lý thu thuế cũng sẽ như vậy.

Hơn nữa, Airbnb đứng ra thu hộ tiền thuê nhà sau đó mới chuyển tiền về tài khoản của chủ nhà sau khi thu hoa hồng, nên Airbnb có trách nhiệm đứng ra thu thuế hộ đối với người cho thuê nhà, khoảng 10%, trong đó 5% thuế VAT và 5% thuế thu nhập cá nhân.

Airbnb phải đứng ra lập tờ khai và nộp thuế giùm cho các đối tượng này.

Ông Tào Văn Nghệ (Chủ tịch Hội Khách sạn TP.HCM):

Việc kiểm tra, quản lý không khó

Bản chất của dịch vụ cho thuê phòng trên Airbnb là tận dụng cho thuê số phòng còn trống, không sử dụng của các chủ nhà. Các đơn vị cho thuê nhà này cũng phải đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch… Do đó, việc kiểm tra, kiểm soát khách không phải là vấn đề.

NHƯ BÌNH gh