28/12/2024

Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

 

Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.
 
 


Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam - Ảnh 1.

Chế biến và đóng gói thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản tại Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương – Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

 

Dù khẳng định VN có nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế phát triển sau khi trở thành thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, chính các doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi, nắm bắt cơ hội từ CPTPP thay vì ngồi chờ… sung rụng.

* Ông Nguyễn Hoàng Dũng (giám đốc nghiên cứu và phát triển Viện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp):

 

Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam - Ảnh 2.

Ảnh: TR.M.

 

Phải có chiến lược tận dụng lợi thế

 

Dù Mỹ rút khỏi TPP nhưng đây vẫn là hiệp định có chất lượng cao nhất mà VN tham gia từ trước đến nay và là cơ hội vàng cho VN phát triển trong thập niên sắp tới.

Bởi việc tham gia CPTPP sẽ giúp VN tăng GDP thông qua thu hút đầu tư và thương mại với các quốc gia thành viên CPTPP; tăng tốc phát triển xuất khẩu, nhất là với các mặt hàng mà VN có thế mạnh như nông sản, thực phẩm, dệt may… sang các nước nội khối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như lao động phổ thông thông qua trao đổi và xuất khẩu lao động… Với việc tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị thông qua hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong khối CPTPP, các thương hiệu VN cũng có cơ hội để nâng tầm và vươn xa.

Tuy nhiên, để biến cơ hội thành thực tế, chúng ta phải có chiến lược tận dụng lợi thế của VN trong tương quan với các nước CPTPP. Chẳng hạn, phải thành lập một tổ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực ngành nghề nào VN cần cải tiến, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia. Trên cơ sở đó đề ra những chính sách, chương trình hành động cụ thể cho cấp nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tận dụng cơ hội.

* Bà Phan Thị Thanh Xuân (tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách VN):

 

Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam - Ảnh 3.

Ảnh: T.V.N.

 

Không có đối thủ cạnh tranh trong khối

Trong các quốc gia thành viên CPTPP, chỉ duy nhất Malaysia có cơ cấu ngành sản xuất, xuất khẩu da giày như

VN nhưng Malaysia cũng không phải là đối thủ cạnh tranh chính của VN cho các đơn hàng xuất khẩu sang các nước thành viên trong CPTPP.

Do đó, cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giày VN tăng tỉ trọng, tăng cơ hội sang các nước Chile, Úc, New Zealand, Mexico, Canada… khá lớn một khi CPTPP chính thức có hiệu lực. Chẳng hạn, Canada áp thuế nhập khẩu 0% cho cả da giày lẫn túi xách ngay lập tức mà không cần lộ trình là cơ hội không thể tốt hơn để các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu thêm thị trường này.

Với Nhật, một trong những thị trường chủ lực của ngành xuất khẩu da giày, túi xách của VN với mức tăng trưởng trung bình 20-35%/năm, nếu doanh nghiệp biết tận dụng các điều khoản tích cực từ CPTPP, mức tăng trưởng của ngành sẽ còn cao hơn hiện tại.

* Ông Phạm Văn Sơn (giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Đức Hạnh BMG):

Trở thành thành viên CPTPP: Cơ hội vàng cho Việt Nam - Ảnh 4.

Ảnh: N.AN

 

Cần sân chơi minh bạch, công bằng

Ngành nông nghiệp được đánh giá là chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất trong CPTPP. Các sản phẩm thịt heo và thịt gà sẽ gặp khó

khăn, do 100% nguyên liệu phải nhập từ các nước, chi phí cao hơn do vận chuyển, điều kiện kỹ thuật kém, năng suất kém hơn nên cạnh tranh khó. Chưa hết, tình trạng một quả trứng cõng 13 loại thuế, không ít sản phẩm nông nghiệp khác cũng gánh nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý.

Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Indonesia đã khai thác rất tốt tiềm năng của thị trường VN, tận dụng nguồn lực giá rẻ của VN để sản xuất, xây dựng hệ thống chăn nuôi gia công, nhà máy và bán sản phẩm tại thị trường nội địa. Do đó, để các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực nông nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh được, Chính phủ cần có cơ chế thúc đẩy sự phát triển ngành, tạo sự thông thoáng, cơ chế bình đẳng cho doanh nghiệp, hỗ trợ các chính sách về thuế, đất đai, tín dụng… thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Doanh nghiệp không cần bao cấp mà rất cần một sân chơi bình đẳng, minh bạch để hoạt động hiệu quả hơn.

Ông Lưu Duy Dần (chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN):

Cần có chính sách xứng tầm với làng nghề

Nhiều sản phẩm của làng nghề, đồ thủ công mỹ nghệ VN đã xuất sang Mỹ, Nhật Bản và nhiều thị trường khó tính khác. Sản phẩm đã được hợp chuẩn và từng bước đáp ứng yêu cầu của các nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thừa nhận hơn 80% mẫu mã các sản phẩm này đều được làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài, mẫu sáng tạo riêng chưa nhiều và quá cũ. Chưa kể, ngành này chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu, lực lượng lao động hạn chế, quy hoạch nguyên liệu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển…

Cả nước có 5.411 làng nghề, tạo ra việc làm cho 11 triệu lao động, trong đó có 37% lao động thường xuyên, nhưng chưa có chính sách đầy đủ và xứng tầm. Do đó theo tôi, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định về các ngành nghề ở nông thôn, gắn với quy hoạch được các vùng nguyên liệu, tập trung đào tạo nghề để nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường ứng dụng công nghệ, thiết kế mẫu mã…

 

NG.AN – T.V.NGHI – TR.MẠNH