12/01/2025

Huy động vốn từ USD trong dân

Sáng 18.7, tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng giao cho Ngân hàng Nhà nước trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, đồng thời thông báo những đầu việc mà Thủ tướng yêu cầu ngành này cần tập trung chỉ đạo.

 

Huy động vốn từ USD trong dân

Sáng 18.7, tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng giao cho Ngân hàng Nhà nước trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, đồng thời thông báo những đầu việc mà Thủ tướng yêu cầu ngành này cần tập trung chỉ đạo.




Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng giải pháp để chuyển hóa nguồn lực trong dân vào sản xuất /// Ảnh: Ngọc Thắng

Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng giải pháp để chuyển hóa nguồn lực trong dân vào sản xuấtẢNH: NGỌC THẮNG

Giảm 1% lãi suất, tiết kiệm 10.000 tỉ đồng
Một trong những nội dung lớn được tổ trưởng công tác đặc biệt lưu ý Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cần sớm đề xuất chủ trương huy động nguồn lực trong dân để đưa vào sản xuất. Chia sẻ với chính sách chống đô la hoá, song theo ông Dũng, một khi mục tiêu chống đô la hóa đã được kiểm soát thì cần có chính sách huy động. Thủ tướng nhắc đi nhắc lại là nguồn lực trong dân còn rất lớn nên thay vì gửi lãi suất 0% thì có chính sách nào đó huy động, để hòa vào cùng các nguồn huy động khác phục vụ đầu tư, vì hiện áp lực nợ công lớn, trong khi Chính phủ vẫn phải phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất 4,8%”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ.

 
 
Huy động vốn từ USD trong dân - ảnh 1
Thủ tướng yêu cầu làm sao tín dụng này không nên chảy vào một số đại gia mà phải chảy vào doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tức là phải chảy vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng
Huy động vốn từ USD trong dân - ảnh 2
 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng

 


Về việc tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất, ông Dũng nói: “Thủ tướng yêu cầu làm sao tín dụng này không nên chảy vào một số đại gia mà phải chảy vào doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, DN sản xuất kinh doanh, tức là phải chảy vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng”. Ông Dũng cho hay theo một phác thảo sơ bộ, với dư nợ tín dụng của cả nước khoảng trên 5 triệu tỉ đồng, thì việc giảm lãi suất được 1% đồng nghĩa với việc các DN tiết kiệm được 50.000 tỉ đồng. Và nếu cứ tính 5 đồng vốn được 1 đồng lãi thì số DN này sẽ kiếm được 10.000 tỉ đồng, từ đó riêng tiền thuế thu nhập DN nộp cho ngân sách sơ sơ đã lên tới 2.000 tỉ đồng và giúp GDP tăng 0,25 điểm %. Tương tự, ông Dũng cũng cho rằng với con số nợ công đang ở mức 1 triệu tỉ đồng, việc giảm lãi suất được 1%, sẽ tiết kiệm từ ngân sách khoảng 10.000 tỉ đồng.
 

Giải trình nội dung này, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhìn nhận, việc huy động nguồn lực trong dân thực chất vẫn được ngành NH thực hiện. “Như năm 2016, trong 10 tỉ USD mà chúng ta mua vào để tăng dự trữ ngoại hối thì phần lớn là từ trong dân. Bên cạnh đó, nhờ các chính sách ổn định đồng nội tệ, nên vài năm nay người dân không mất tiền USD để mua vàng và không có tình trạng dân đổ xô mua vàng”, ông Hưng cũng thông tin, trong đề án chống USD và vàng hoá nền kinh tế mà ngành này xây dựng sẽ có giải pháp vĩ mô, cũng như bước đi cụ thể để chuyển hoá nguồn lực trong dân vào đầu tư sản xuất.
Vướng thế chấp, vốn công nghệ cao khó giải ngân
Liên quan đến việc đẩy nhanh gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, Thống đốc Lê Minh Hưng cho hay, các NH thương mại đã cam kết sẵn sàng 120.000 tỉ đồng, song hiện nay khó giải ngân do thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm còn vướng. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn mới nên tiềm ẩn rủi ro khi thẩm định, thiếu công cụ phòng ngừa và mới chỉ có 26 DN được cấp giấy chứng nhận làm nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, đơn vị cam kết dành 50.000 tỉ đồng cho biết số giải ngân rất hạn chế do vướng mắc trong xác định tài sản thế chấp. Cụ thể, đất thì DN đi thuê, sổ đỏ dân vẫn cầm, nên không được thế chấp trong khi giá trị nhà kính, thiết bị nhà xưởng tuy có thể vài chục tỉ đồng, nhưng lại không thế chấp được do chưa có quy định. “Đó là chưa kể, với hoạt động nông nghiệp, nếu được mùa thì giá trị nhưng khi mất mùa thì nhà máy đầu tư 500 tỉ cũng có thể bằng 0, nên để thẩm định anh em sợ lắm. Bây giờ giá đó nhưng 3 – 4 năm sau (mất mùa) công an vào lại hỏi sao thẩm định cao thế, rồi bắt bớ nhiều quá nên anh em rất sợ”, ông chia sẻ.
Khẩn trương giảm sở hữu chéo
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu NHNN tiếp tục việc xử lý tình trạng sở hữu chéo của các NH bởi sau khi ban hành Thông tư 36 việc sở hữu chéo được kiểm soát tốt hơn, nhưng không phải không còn. Ví dụ đến thời điểm này, Vietcombank vẫn đang nắm giữ cổ phần tại 5 DN (trong đó có 4 NH).
“Trong đề án xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng mà NHNN đang trình Chính phủ thì chúng tôi đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương có lộ trình thoái vốn. Tuy nhiên việc thoái vốn còn phụ thuộc khách quan vào đối tác, giá thị trường nhưng chủ trương là sẽ làm quyết liệt để đáp ứng quy định”, Thống đốc Lê Minh Hưng đáp lời. Với trường hợp của Vietcombank, theo ông Hưng, NH này vẫn phải nắm cổ phần ở một số NH khác để tạo điều kiện chỉ đạo NH đó tái cơ cấu. Đến khi NH tái cấu trúc xong thì Vietcombank sẽ thoái vốn.
C.H

 

Chí Hiếu