12/01/2025

Điểm chuẩn ngành kinh tế có thể tăng từ 0,5 – 2 điểm

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy kinh tế là nhóm ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất ở nguyện vọng 1. Kết hợp với phổ điểm cao của năm nay, điểm chuẩn các ngành kinh tế được dự đoán sẽ tăng.

 

Điểm chuẩn ngành kinh tế có thể tăng từ 0,5 – 2 điểm

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy kinh tế là nhóm ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất ở nguyện vọng 1. Kết hợp với phổ điểm cao của năm nay, điểm chuẩn các ngành kinh tế được dự đoán sẽ tăng.



Phụ huynh và thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển của một trường ĐH tại TP.HCM 
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phụ huynh và thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển của một trường ĐH tại TP.HCMẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

“Nóng” ở ngành mới
 
 
Nhóm ngành được chọn nhiều nhất
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong gần 635.000 TS đăng ký xét tuyển NV1 vào ĐH, kinh doanh là nhóm ngành đứng đầu danh sách đăng ký xét tuyển. Cụ thể, nhóm ngành có trên 80.000 (chiếm 12,6% tổng số TS tham gia xét tuyển). Bên cạnh đó tài chính – ngân hàng – bảo hiểm cũng là ngành được TS đăng ký nhiều.
 

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, dựa trên phổ điểm và tình hình đăng ký của thí sinh (TS), có thể điểm chuẩn các ngành của trường năm nay tăng từ 1 điểm trở lên.

Trong đó, thương mại điện tử là ngành mới bắt đầu tuyển sinh năm nay nhưng được nhiều TS quan tâm. Điểm chuẩn ngành này có thể sẽ khá cao. Đáng chú ý, quản trị bệnh viện dù là ngành mới, chỉ tuyển 50 chỉ tiêu nhưng số TS có nguyện vọng (NV) đăng ký ban đầu khá cao. “Đây là ngành được nhiều TS quan tâm và có thể sẽ là ngành có điểm chuẩn cao nhất trong năm nay”, thạc sĩ Đương đánh giá.
Với nhóm ngành đại trà tuyển 4.400 chỉ tiêu, dự kiến điểm chuẩn có thể tăng từ 1 điểm trở lên (năm 2016 là 21 điểm). Nhóm này gồm các ngành: kinh tế học, quản trị kinh doanh, marketing, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại, tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh thương mại) năm trước có điểm chuẩn 28 (môn tiếng Anh nhân hệ số 2). Phổ điểm tiếng Anh tăng lên như năm nay sẽ tác động tới việc tăng điểm chuẩn ngành này.
Điểm chuẩn ngành kinh tế có thể tăng từ 0,5 - 2 điểm - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Hôm nay công bố điểm sàn xét tuyển

Hôm nay 12.7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của Bộ GD-ĐT họp để công bố mức điểm tối thiểu để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH.
Trong khi đó, một số ngành dự kiến sẽ có mức điểm chuẩn tương đối “mềm” là kinh tế chính trị, kinh tế thống kê và toán tài chính. Năm ngoái các ngành này điểm chuẩn chỉ 18, năm nay có thể cao hơn 1 điểm.
PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết theo số liệu đăng ký xét tuyển đến thời điểm này của các nhóm kinh tế, một số ngành mới có số lượng TS đăng ký chưa nhiều như: kinh doanh quốc tế, quản trị nhân sự và kiểm toán. Điểm chuẩn các ngành này có thể không cao, còn lại các ngành truyền thống thuộc nhóm này điểm sẽ nhỉnh hơn. Năm ngoái điểm chuẩn các ngành kinh tế của trường từ 18 – 22 điểm.
Theo số liệu TS đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, kinh tế cũng là lựa chọn của nhiều TS. Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp nhà trường, cho biết điểm chuẩn các ngành này năm nay có thể tăng từ 0,5 – 1 điểm tuỳ ngành (năm ngoái điểm chuẩn ở mức 18 – 19).
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dự kiến sẽ tăng điểm chuẩn các ngành kinh tế ở mức khoảng 2 điểm (từ 15 – 17 điểm năm ngoái lên 17 – 19 điểm năm nay).
Điểm chuẩn ngành kinh tế có thể tăng từ 0,5 - 2 điểm - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Hôm nay công bố điểm sàn xét tuyển

Hôm nay 12.7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của Bộ GD-ĐT họp để công bố mức điểm tối thiểu để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH.
Lưu ý điểm chuẩn theo tổ hợp
Bà Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, dự đoán điểm chuẩn có thể tăng từ 1 – 2 điểm tùy ngành. Trong đó, kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, luật thương mại quốc tế là các ngành có điểm chuẩn cao những năm trước, đồng thời có nhiều TS quan tâm trong năm nay. Ở năm 2016, điểm chuẩn ngành cao nhất (kinh tế đối ngoại) là 24,5 điểm khối A1, D1 và 25,5 khối A.
Ngược lại, một số ngành TS có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn nếu đăng ký xét tuyển như: kinh tế học, kinh tế quản lý công, hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử. Trong đó, 2 ngành kinh tế quản lý công và hệ thống thông tin quản lý có điểm chuẩn thấp nhất, năm ngoái là 21,5 (A1, D1).
“Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế số TS đăng ký xét tuyển, hội đồng tuyển sinh trường sẽ xác định các mức điểm chuẩn giống hoặc khác nhau cho từng tổ hợp môn”, bà Trường An thông tin thêm.
Trong khi đó, nhìn nhận điểm chuẩn các năm và số lượng TS đăng ký xét tuyển vào trường, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính -Marketing TP.HCM, cho rằng TS cần sắp xếp thứ tự NV hợp lý để có cơ hội trúng tuyển cao nhất vào trường. Cụ thể, bên cạnh việc chọn các NV theo cùng nhóm ngành để phù hợp sở thích ngành nghề thì TS còn cần nắm vững thứ tự ưu tiên về điểm trúng tuyển.
Chẳng hạn, ở nhóm ngành quản trị thì kinh doanh quốc tế, marketing có điểm chuẩn cao nhất rồi đến quản trị kinh doanh, bất động sản. Ở nhóm ngành tài chính, kế toán sẽ có điểm chuẩn cao hơn tài chính ngân hàng. Còn các ngành quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ có mức điểm chuẩn tương đương. “Nếu TS xét tuyển vào trường và sắp xếp theo trật tự này sẽ có “điểm rơi” hợp lý về điểm chuẩn”, thạc sĩ Tuấn khuyên.

 

Hà Ánh