12/01/2025

Điểm học – điểm thi chênh nhau trời vực

Điểm thi THPT quốc gia 2017 đã có. Tôi không bàn về “cơn mưa điểm 9, điểm 10”, chỉ muốn nói đến khía cạnh ngược lại, đó là số 6.200 bài thi bị điểm liệt.

 

Điểm học – điểm thi chênh nhau trời vực

 Điểm thi THPT quốc gia 2017 đã có. Tôi không bàn về “cơn mưa điểm 9, điểm 10”, chỉ muốn nói đến khía cạnh ngược lại, đó là số 6.200 bài thi bị điểm liệt.

 

 

 

Điểm học - điểm thi chênh nhau trời vực

Tranh: NOP

“Nếu không chạy theo bệnh thành tích thì sự chênh lệch giữa điểm học và điểm thi được rút ngắn, khoảng cách sẽ hợp lý hơn. Và nếu không chạy theo bệnh thành tích thì nền giáo dục Việt Nam mới phát triển theo chiều hướng tích cực”

Sự chênh lệch khập khiễng giữa hai điều trên khiến chúng ta không khỏi giật mình.

Điểm học “dìm” điểm thi

Các môn thi đều có hàng trăm bài thi bị điểm liệt. Một con số “cực khủng” nếu đem so sánh với “điểm số đẹp” trong học bạ.

Những năm vừa qua, theo phương thức thi cử đổi mới, điểm học (kết quả học tập ghi trong học bạ) và điểm thi thường cách nhau… xa tít! Nếu lấy điểm học bạ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ra xét thì điểm học bạ lại tăng đột biến.

Theo dõi các kỳ thi THPT quốc gia những năm qua, sự chênh lệch điểm số học bạ – điểm thi vô cùng rõ rệt. Nếu chúng ta nhìn vào điểm học bạ của các thí sinh trong cả nước, chắc rằng điểm trung bình môn năm học lớp 12 thấp không nhiều lắm. Vì sao? Đơn giản, tất cả đều là bệnh thành tích.

Giá như điểm số ấy là năng lực thực sự trong quá trình học tập của thí sinh thì chúng ta đã có nền giáo dục đáng tự hào. Sự chênh lệch nói trên là một điều vô lý. Cái vô lý ấy tồn tại bấy lâu nay, không những không giảm bớt mà ngày càng tăng.

3 lý do chính

Lâu nay, trên thực tế tồn tại việc điểm thi bao giờ cũng thấp hơn điểm học và nhiều người thừa nhận điều đó. Vì sao?

Thứ nhất, trong quá trình học tập, học sinh được làm nhiều bài kiểm tra. Điều đó đồng nghĩa mỗi môn học có nhiều cột điểm. Nếu học sinh có sự cố gắng thì thầy cô sẽ tạo điều kiện thay đổi những cột điểm thấp.

Thứ hai, nội dung kiểm tra luôn được giới hạn trong chương trình và học sinh luôn nhận sự hướng dẫn tận tình của giáo viên bộ môn.

Thứ ba, trong quá trình làm bài kiểm tra luôn xảy ra tiêu cực – học sinh quay cóp, sử dụng tài liệu. Còn điểm thi THPT thấp là do thi một lần, nội dung kiến thức rộng hơn mà mức độ khó hơn, trong quá trình thi thí sinh phải tự lực cánh sinh.

Thế nhưng việc điểm học và điểm thi chênh lệch quá lớn là một vấn đề mà nền giáo dục nước ta cần giải quyết. Chẳng hạn, một thí sinh có điểm trung bình các môn trên 6,5 nhưng điểm thi chỉ đạt 4,0 là điều bất thường (chưa kể có những trường hợp điểm học cao vút mà điểm thi lẹt đẹt, thậm chí đạt học sinh khá nhưng bị điểm liệt).

Đừng chạy theo thành tích

Sự chênh lệch quá lớn giữa điểm học và điểm thi là một bài toán lẽ ra cần phải giải từ những năm trước nhưng vẫn cứ tồn tại, nên điểm ảo ngày càng “lên ngôi”. Chúng tôi – những người thầy trực tiếp giảng dạy – mong rằng Bộ GD-ĐT hãy bỏ việc xét điểm học bạ để vào ĐH, CĐ. Việc này cần làm ngay trong năm tới.

Nếu không chạy theo bệnh thành tích thì sự chênh lệch giữa điểm học và điểm thi được rút ngắn, khoảng cách sẽ hợp lý hơn. Và nếu không chạy theo bệnh thành tích thì nền giáo dục Việt Nam mới phát triển theo chiều hướng tích cực, thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là những công dân thực sự hữu ích cho đất nước.

HOÀNG THÁI HÙNG (TP.HCM)