29/11/2024

Sẽ công bố điểm từ ngày 6.7

Không ít địa phương đã hoàn thành chấm thi và gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT trong 2 ngày qua.

 

Sẽ công bố điểm từ ngày 6.7

Không ít địa phương đã hoàn thành chấm thi và gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT trong 2 ngày qua.



Các thành viên tham gia hội đồng chấm thi của tỉnh Hưng Yên  /// Ảnh: T.Mai

Các thành viên tham gia hội đồng chấm thi của tỉnh Hưng YênẢNH: T.MAI

Bộ muốn công tác kiểm dò kỹ hơn
Ghi nhận của PV Thanh Niên đến chiều 4.7 nhiều tỉnh thành có số lượng ít thí sinh (TS) dự thi ở phía bắc năm nay đều đã gửi dữ liệu kết quả chấm thi về Bộ. Các địa phương cũng xác nhận không công bố sớm hơn ngày 6.7.
 

Ông Hoàng Đức Minh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, một trong số địa phương có TS ít nhất cả nước, cho biết đã hoàn thành chấm thi và gửi dữ liệu về Bộ từ ngày 3.7 để Bộ đối sánh. “Giờ chúng tôi chỉ chờ Bộ cho phép là 15 phút sau đã có thể công bố kết quả cho TS tỉnh mình”, ông Minh nói.
Ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, cũng cho hay đã gửi dữ liệu về Bộ ngày 3.7 và sẵn sàng để công bố điểm thi cho TS. Tuy nhiên, ông Phê cho rằng chắc là Bộ muốn công tác kiểm dò kỹ hơn.
Đang rà soát khẩn trương
 
 
Lai Châu chỉ có một bài thi điểm 10
Kết quả thi THPT quốc gia toàn tỉnh Lai Châu chỉ có một điểm 10 và đó là bài thi môn giáo dục công dân; môn toán có một bài thi được điểm cao nhất là 9,6; môn văn cũng có một bài được điểm 9. Dù đa số TS đạt mức điểm dưới trung bình đến trung bình khá nhưng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, số điểm liệt năm nay cũng thấp hơn so với năm trước.

 

Cuối giờ chiều ngày 4.7, trả lời PV Thanh Niên, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Cục Quản lý chất lượng đang rà soát khẩn trương, xong là báo cho địa phương công bố ngay”.

Điểm mới trong công tác chấm thi năm nay là sau khi nhận dữ liệu điểm hoàn chỉnh từ các tỉnh, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành 2 công đoạn: kiểm dò dữ liệu điểm, sau đó nhập dữ liệu điểm lên hệ thống để thực hiện rà soát, đối sánh. Đối với công đoạn kiểm dò dữ liệu, sau khi nhận file điểm của các sở, Bộ GD-ĐT cũng có phần mềm riêng để kiểm tra đầu điểm, đối sánh với dữ liệu điểm mà Sở gửi về. Sau đó, các tỉnh còn phải làm thêm công đoạn tự đối sánh dữ liệu điểm của mình với điểm trên hệ thống của Bộ. Nếu dữ liệu điểm đã chính xác mới công bố cho TS.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thi, cho biết các công đoạn kiểm dò, đối chiếu dữ liệu điểm thi trắc nghiệm và đưa dữ liệu lên hệ thống dữ liệu điểm thi chung của Bộ để tiến hành đối sánh sẽ mất thời gian từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, theo ông Hồng đó là tổng thời gian đối sánh kết quả của cả 63 tỉnh, thành trên cả nước chứ không phải là của một địa phương. Địa phương nào gửi dữ liệu về trước thì Bộ sẽ tiến hành đối sánh trước.
Ý kiến
Về nguyên tắc, các cụm thi phải chịu trách nhiệm chấm điểm và kết quả chấm của mình, nhưng Bộ yêu cầu đưa lên Bộ để tập hợp dữ liệu về một đầu mối. Việc rà soát chủ yếu ở việc dữ liệu lúc nhập về có vênh với dữ liệu có sẵn trong kho dữ liệu chung hay không.
PGS Trần Văn Tớp 
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)
Nếu kiểm dò là kiểm tra cách chấm bài thi của các địa phương thì con người sẽ phải xử lý, có thể cần nhiều thời gian. Còn kiểm dò chỉ là kiểm tra dữ liệu ban đầu (chứ không phải điểm thi) lúc nhập vào có khớp với lúc xuất ra, nghĩa là dữ liệu đã được số hóa, thì chỉ cần dùng một thuật toán đơn giản để kiểm tra. Việc này chỉ cần chạy một lúc là xong.
Một chuyên gia CNTT, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Quý Hiên (ghi)

 

T.N