Ngày 3.7, chính phủ Anh bắt đầu kích hoạt quy trình kéo dài 2 năm cho việc rời khỏi Công ước đánh cá London. Được ký kết từ năm 1964 trước khi Anh gia nhập Liên minh Châu Âu (EU), công ước quy định tàu cá của các nước Pháp, Anh, Bỉ, Đức, Ireland và Hà Lan được phép đánh bắt cá trong khu vực cách bờ biển của nhau từ 6 – 12 hải lý. Theo tờ The Guardian, động thái mới nhất là một phần trong quy trình rời EU của Anh hay còn gọi Brexit vào năm 2019.
“Rời khỏi Công ước đánh cá London là thủ tục quan trọng khi Anh lấy lại quyền kiểm soát chính sách đánh bắt cá”, Bộ trưởng Môi trường Anh Michael Gove tuyên bố. Ông Gove nói thêm điều này có nghĩa là lần đầu tiên trong hơn 50 năm, Anh có thể quyết định ai được quyền tiếp cận vùng biển của mình. “Đây là bước đi lịch sử đầu tiên tiến tới việc xây dựng một chính sách đánh cá nội địa mới khi Anh chính thức rời EU”, ông Gove nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng Môi trường Anh, động thái trên sẽ giúp đem lại một ngành công nghiệp cạnh tranh, sinh lợi cũng như giúp đảm bảo nguồn dự trữ cá bền vững hơn cho toàn bộ Vương quốc Anh trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của chính phủ Anh trong năm 2015, nước này có hơn 6.000 tàu và đã đánh bắt được 708.000 tấn cá với tổng trị giá 775 triệu bảng (tương đương 23.000 tỉ đồng). Trong khi đó, những nước khác tham gia công ước trên ước tính đã đánh bắt khoảng 10.000 tấn cá gần khu vực bờ biển Anh, theo Reuters.
Malaysia vừa đệ đơn lên Toà án Công lý quốc tế yêu cầu giải thích về phán quyết năm 2008 liên quan đến nhóm đảo tranh chấp với Singapore.
Tuy nhiên, Trưởng đoàn đàm phán về Brexit của EU Michel Barnier đã lên tiếng bác bỏ khẳng định của ông Gove về việc Anh sẽ có thể đơn phương ra quyết định về quyền tiếp cận vùng biển của mình. Ông Barnier giải thích hành động của London không tạo ra bất cứ thay đổi nào vì Công ước đánh cá London đã bị thay thế bằng Chính sách đánh cá chung của EU. Ông Barnier nhấn mạnh lợi ích của 27 quốc gia còn lại sẽ là mối ưu tiên của EU trong cuộc đàm phán về chính sách đánh bắt cá.
Theo tờ The Irish Times, Chính sách đánh cá chung của EU có hiệu lực từ năm 1983 cho phép tàu thuyền của mọi nước thành viên đánh cá trong khu vực cách bờ biển Anh từ 12 – 200 hải lý. Với việc rút khỏi Công ước đánh cá London, Anh cũng sẽ mất quyền đánh bắt cá trong khu vực cách bờ biển các nước Pháp, Bỉ, Đức, Ireland và Hà Lan từ 6 – 12 hải lý. Còn điều gì xảy ra với khu vực từ 12 – 200 hải lý sẽ là một trong những vấn đề được nêu ra trong quá trình đàm phán Brexit, theo BBC.
Một bức ảnh chụp cảnh Bộ trưởng Thuỷ sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti ngủ trên ghế trong khi chờ chuyến bay tại một sân bay ở thành phố New York đang gây sốt trên mạng xã hội và bà được mệnh danh là “nữ siêu nhân”.