28/11/2024

Mỹ doạ Syria sẽ phải trả giá đắt vòng đàm phán hoà bình

Còn hơn một tuần nữa là đến ngày đàm phán hoà bình cho Syria ở Kazakhstan. Các bên đang gấp rút chạy đua để chiếm ưu thế trước ngày mở màn, trong đó đáng chú ý là những thông điệp từ Washington.

 

Mỹ doạ Syria sẽ phải trả giá đắt vòng đàm phán hoà bình

Còn hơn một tuần nữa là đến ngày đàm phán hoà bình cho Syria ở Kazakhstan. Các bên đang gấp rút chạy đua để chiếm ưu thế trước ngày mở màn, trong đó đáng chú ý là những thông điệp từ Washington.

 

 

 

Mỹ dọa Syria sẽ phải trả giá đắt vòng đàm phán hòa bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn thách thức sự đã rồi bằng những đòn gió – Ảnh: Reuters

Gần nửa năm bước vào Nhà Trắng, một trong những điểm nổi bật nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đó là lật lại “những chuyện đã rồi”, được dọn đường bởi việc tung ra các đòn gió, mà gần đây nhất là màn “thị uy” Syria với “bài” quen thuộc: vũ khí hoá học.

“Sẽ trả giá đắt nếu…”

Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ trong mấy ngày gần đây liên tục phát đi cảnh báo có dấu hiệu cho thấy Syria đang chuẩn bị một đợt tấn công hóa học mới từ sân bay Shayrat. Washington đe dọa Syria sẽ phải trả giá đắt nếu lặp lại thảm cảnh khiến hơn 80 người chết hồi tháng 4 vừa rồi.

“Mỹ đã xác định được những dấu hiệu cho thấy chính quyền Assad sẽ tiếp tục tiến hành tấn công h học, có thể khiến hàng loạt dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em vô tội” – người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố đêm 26-6. Ông Spicer cảnh báo Syria sẽ phải 
“trả giá đắt” nếu điều đó xảy ra.

 

Trước đó, giới quan sát nhận định vụ không kích bằng tên lửa Tomahawk vào Syria do Tổng thống Trump phát động hồi tháng 4 vừa rồi đã tạo thế rất lớn cho Mỹ trong các cuộc mặc cả với Nga. Đó là còn chưa kể đến việc tiêm kích Mỹ bắn hạ máy bay của quân đội Syria hồi đầu tháng này.

Sẽ là hơi lố nếu nói đó là cách Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự nhưng là hành động cực kỳ cần thiết để tạo thế trước ngày đàm phán. Những cảnh báo và đe dọa đó rất có sức nặng, đặt trong bối cảnh Mỹ đã thể hiện sự cứng rắn ở Syria trong 
thời gian gần đây.

Đáp lại, Nga – quốc gia bảo trợ cho chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad – cảnh báo sẽ hành động nếu kịch bản không kích tháng 4 lặp lại. Các xe chiến đấu bọc thép mới của Nga đã được đưa tới Syria.

Matxcơva trước đó tuyên bố sẽ nhắm bắn bất kỳ vật thể bay nào xuất hiện trong khu vực hoạt động của không quân Nga ở Syria. Washington sau đó đã phải tuyên bố điều chỉnh đường bay của các tiêm kích để tránh các hệ thống phòng không của Nga.

Nước Mỹ dường như đang muốn trở lại vai trò là một bên bảo trợ lệnh ngừng bắn trong cuộc đàm phán sắp tới ở Kazakhstan, sau hai lần bị Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay đẩy ra ngoài. Cuộc mặc cả Nga – Mỹ ở Syria xem ra vẫn còn kéo dài.

Ghét thế đã rồi

Nhìn lại gần nửa năm qua, một loạt những thỏa thuận quốc tế có Mỹ tham gia đã bị ông Trump dọa lật lại. Chưa biết người đứng đầu nước Mỹ có thể hiện thực h những lời đe dọa này đến đâu, nhưng cách mà ông thể hiện sự cứng rắn trong những tuyên bố như thể sắp làm tới nơi cho thấy tính cách cá nhân của người đàn ông 72 tuổi: luôn muốn chiếm thế thượng phong trong mọi trường hợp.

Còn nhớ, chẳng bao lâu sau khi đắc cử tổng thống, ông Trump đã lập tức đem “chính sách một Trung Quốc” ra mặc cả. Nhà lãnh đạo Mỹ khi đó nói thẳng rằng Washington không việc gì phải thừa nhận Đài Loan thuộc Trung Quốc nếu không đạt được lợi ích gì đó.

Hay như chuyện Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, doạ xem xét lại thỏa thuận của nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân của Iran, vai trò của Mỹ trong NATO… đều là minh chứng cho thấy rõ tính cách ghét rơi vào thế đã rồi 
của tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy ông Trump không hoàn toàn “đoạn tuyệt” với chúng mà vẫn chừa ra một khoảng thời gian để “xem xét lại vấn đề”. Lấy ví dụ như Thoả thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, dù tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này song điều đó sẽ không diễn ra ngay lập tức mà mất ít nhất 2 năm.

Trong thời gian 2 năm đó vẫn có khả năng Washington quay lại ủng hộ thoả thuận toàn cầu này nếu các cam kết và trách nhiệm của Mỹ trong thoả thuận “khớp” với mong muốn của nhà lãnh đạo Mỹ.

Tổng thống Donald Trump không muốn bị đặt vào thế phải tuân theo sự sắp xếp của các chính quyền tiền nhiệm. Ông muốn đàm phán chúng theo ý chí của mình. Đó cũng chính là nỗ lực để thực hiện các cam kết đã được ông Trump đưa ra trong thời gian tranh cử.

DUY LINH