28/11/2024

Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều

Phần lớn các giáo viên đều thừa nhận đề thi môn toán trắc nghiệm hay, đẹp và phân hóa cao.

 Kỳ thi THPT quốc gia

Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều

 

Phần lớn các giáo viên đều thừa nhận đề thi môn toán trắc nghiệm hay, đẹp và phân hoá cao. 




Các thí sinh trao đổi sau khi thi tại TP.HCM ngày 22.6 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Các thí sinh trao đổi sau khi thi tại TP.HCM ngày 22.6ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có công bằng hay không khi mỗi thí sinh có một mã đề thi, trong đó có nhiều nội dung khác nhau? Vấn đề này gây tranh luận sôi nổi ngay sau khi thí sinh kết thúc môn thi toán vào chiều qua (22.6).
Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Hồi hộp với bài thi tổ hợp

Sáng nay (23.6), các thí sinh (TS) sẽ làm bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên. Đa số TS cho biết cảm thấy hồi hộp, lo lắng về bài thi này.
 

Có đảm bảo tính công bằng?
Trước đây trong dự thảo phương án thi THPT quốc gia được Bộ GD-ĐT công bố, ở dạng đề trắc nghiệm mỗi thí sinh (TS) trong cùng phòng thi sẽ có mã đề riêng với mức độ trùng lặp câu hỏi mỗi môn chỉ 20%. Đây chính là hàng rào kỹ thuật để đảm bảo nghiêm túc cho kỳ thi được giao cho các sở GD-ĐT chủ trì nhằm tránh tình trạng quay cóp trong quá trình làm bài.
Chiều qua, ngay khi kết thúc giờ thi toán, nhiều ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Thanh Niên cũng cho rằng độ khó của các đề không đều nhau. Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Toàn (Tổ toán Trường THPT Marie Curie, TP.HCM) nói: “Từ sự khác nhau về nội dung giữa các mã đề tôi nghĩ ngay đến sự công bằng của TS. Tôi đang cầm trên tay 2 mã đề khác nhau, 30 câu đầu trong mã đề 105 có phần dễ hơn 30 câu đầu của mã đề 110. Nhưng từ câu 41 trở đi thì câu hỏi của mã đề 105 lại khó hơn mã 110”.
Cũng theo ông Trần Văn Toàn, dù cùng một nội dung, một kiến thức nhưng cách đặt vấn đề khác nhau giữa các mã đề cũng cho thấy độ “lệch” này. Chẳng hạn, câu 3 của mã đề 105 và câu 9 của mã đề 110, 124. Dù cùng hỏi về bảng biến thiên nhưng cách đặt vấn đề của mã đề 105 khó hơn 2 mã đề còn lại. Ở mã đề 105 về mặt hình thức thôi cũng đã quá rồi, trong khi ở mã đề còn lại dễ hiểu hơn nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Phú Vinh, nguyên Trưởng khoa Cơ bản Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, bổ sung ví dụ: dù cùng hỏi về số phức, nội dung câu hỏi như nhau, chỉ khác nhau dữ kiện nhưng câu 45 của mã 110 thì dễ hơn câu 47 của mã đề 105.
Ông Nguyễn Thanh Hiếu, giáo viên môn toán Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, cho rằng: “Tuy cấu trúc câu hỏi và mảng kiến thức kiểm tra là giống nhau, nhưng 24 mã đề gần như hoàn toàn khác nhau với nhiều câu hỏi khác nhau hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tính công bằng của đề thi”. Ông Trần Nghĩa Nhân (Tổ phó tổ toán Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) đồng tình với ý kiến trên. Ông Nhân cho rằng: “Nhiều đề khác nhau nên cần chú ý mức độ công bằng khi mỗi TS phải làm một đề khác nhau”.
Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều - ảnh 4

Thí sinh tại TP.HCM sau giờ thi môn toán chiều 22.6ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Khoa Toán – Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng vấn đề nay không đáng lo. Hầu hết các bài toán chỉ đổi số, đổi thứ tự nhưng không làm thay đổi bản chất của bài toán. Độ khó dễ có lẽ là không đáng kể, nhất là với sự cộng hưởng của 50 câu hỏi.

Có thể không đủ thời gian làm bài!
Ông Trần Nghĩa Nhân đánh giá: “Phần lớn nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, có nhiều câu đào sâu, HS có thể không đủ thời gian để giải các câu khó nằm phía cuối, bởi thi môn toán bằng hình thức trắc nghiệm lần đầu nên HS mất khá nhiều thời gian giải các câu cơ bản lúc đầu”.
Lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn toán: Độ khó các đề không đồng đều - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

Sáng kiến của một thầy giáo: Chấm thi bằng… smartphone

Đó là sáng kiến giúp việc chấm thi chính xác và nhanh gấp nhiều lần chấm thủ công của thầy Nguyễn Việt Cường, giáo viên Trường THPT Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang), đang được các thầy cô đánh giá rất cao.
Ông Trần Văn Toàn cũng nhận định: “HS giỏi không kịp hoàn thành 50 câu trong 90 phút. Bởi có những câu khó HS cần tính toán thủ công mới biết được kết quả, mà số câu này không ít trong đề. Ví dụ câu từ 47 – 50 của mã đề 105, mỗi câu khó này ứng với một câu khó trong đề thi tự luận những năm trước. Trong khi đó, các năm trước đề tự luận được làm trong thời gian dài hơn. Thực chất những câu trắc nghiệm này được ra giống dạng đề tự luận và mỗi câu cần thực hiện từ 3 – 4 phút”.
Tạo điều kiện để thí sinh yên tâm thi tốt
Sáng 22.6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến điểm thi Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (TP.Cần Thơ) kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ, giáo viên làm công tác thi THPT quốc gia 2017. Phó thủ tướng cho rằng kỳ thi năm nay được Bộ GD-ĐT tổ chức theo hướng giảm áp lực cho xã hội, đặc biệt là phụ huynh và HS. Các TS không còn phải đi xa, học ở đâu thì dự thi nơi đó nên thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên kỳ thi năm nay được giao về cho địa phương tổ chức nên trách nhiệm của địa phương, các sở, trường ĐH là rất lớn. “Tổ chức kỳ thi này, dù địa phương, các sở, các trường, thầy cô vất vả nhiều nhưng chúng ta làm tất cả vì HS, không để các em phải vất vả. Làm sao tạo điều kiện để các em yên tâm thi tốt, thuận lợi nhất”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017, ngày thi đầu tiên, buổi thi môn ngữ văn cả nước có 833.894/838.818 TS đăng ký đến dự thi, đạt tỷ lệ 99,53%; môn toán có 853.679/858.555 TS đăng ký đến dự thi, đạt tỷ lệ 99,43%. Có tổng số 49 TS vi phạm kỷ luật của ngày thi thứ nhất bị đình chỉ thi, trong đó riêng buổi thi môn ngữ văn đã có 37 trường hợp vi phạm .
Nguyên Đạt – Tuệ Nguyễn


Ý kiến

Nhiều tranh cãi quanh câu 49 mã đề 101
Sau buổi thi môn toán, quanh câu 49 mã đề 101 có nhiều ý kiến khác nhau trong giới chuyên môn. Theo bà N.T.Th.D, Trường THPT Thượng Cát, Hà Nội, thì không định hình được cách giải. Một giáo viên khác cho rằng chính người ra đề cũng bị nhầm nhưng nhiều giáo viên khác khi được Báo Thanh Niên nhờ giải thì đều khẳng định câu 49 giải được, đáp án là C. Đây là phương án giải của tiến sĩ Trần Nam Dũng, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM:
Ta có
Từ đồ thị hàm số f’(x) suy ra h’(x) > 0 trên (-2, 2) và h’(x) < 0 trên (2, 4). Suy ra h(2) > h(-2) và h(2) > h(4). Để so sánh h(4) và h(-2) ta chú ý rằng . Hai tích phân này ta không tính được, nhưng có thể ước lượng được (là 2 lần diện tích của phần hình phẳng nằm giữa f’(x) và x, tương ứng trên đoạn
[-2, 2] và [2, 4]), từ đó suy ra
h(2) – h(-2) > h(2) – h(4). Suy ra
h(4) > h(-2). Đáp án là câu C.
Tiến sĩ Trần Nam Dũng còn nhận xét: “Đây là câu hỏi hay nhất đề thi. Bởi nó không sa đà vào tính toán như một số câu khác mà phải vận dụng các kiến thức xung quanh hàm số, đạo hàm, đồ thị, tích phân. Nói chung đây là một bài vận dụng cao rất hay”.
Đề hơi dài
Đề thi hay, giải tỏa được lo âu của dư luận trước đó. Muốn làm tốt bài thi với phổ kiến thức rộng như thế, TS phải học thật và tư duy thật mới có được kết quả tốt. Đề thi có cấu trúc đúng với công bố của Bộ GD-ĐT, các câu hỏi từ dễ đến khó và có cả câu rất khó. Khoảng 30% kiến thức cơ bản, dễ, TS dễ dàng làm được. Đề thi đảm bảo tính phân loại TS tốt.
Kiến thức trong đề thi đều thuộc chương trình lớp 12, tuy nhiên có một số câu liên quan tính thực tế như vận tốc, lãi suất, cực trị đại số là những câu hỏi khó, mang mục đích phân loại TS.
Đề thi hơi dài vì vậy đòi hỏi TS phải tập trung rất cao độ để hoàn thành bài. Dự đoán phổ điểm sẽ tập trung trong khoảng 6 – 7 điểm, sẽ rất ít TS có thể đạt điểm tối đa. (Phạm Đức Duẩn, Tổ trưởng tổ toán, Trường THPT Liên Hà, H.Đông Anh, Hà Nội)
Ít điểm liệt hơn
Cấu trúc đề thi khá sát với đề tham khảo Bộ GD-ĐT đã công bố. Số lượng câu cơ bản để đánh giá mức độ nhận biết và thông hiểu là 30 câu, chiếm 60%. Mức độ điểm thi năm nay sẽ khả quan hơn năm trước và chắc chắn sẽ ít TS bị điểm liệt môn toán hơn so với các năm gần đây. (Kiều Văn Vượng, giáo viên Trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội)
Thí sinh thi khối A mức điểm 6,5 – 8 sẽ khá nhiều
Trong 50 câu thì có 10 câu rất dễ, 10 câu dễ, khoảng 15 câu trung bình và trung bình khá, 15 câu còn lại thì có 5 câu khó và 10 câu là khá khó. Nếu xét từ góc độ một đề thi tốt nghiệp THPT thì tốt vì nó sẽ giúp TS tránh khỏi việc bị điểm liệt. Nhưng xét từ góc độ một đề thi cần có sự phân hóa để xét tuyển ĐH thì mức độ đáp ứng của đề là không cao. Vì thế mà điểm mạnh của nó là mang lại cảm giác an toàn đối với TS. Với TS khối A, điểm thi các em sẽ khá cao. Mức 6,5 – 8, thậm chí 8,5 sẽ khá nhiều. (GS Hà Huy Bằng, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội)
Tuệ Nguyễn – Quý Hiên (ghi)

 

Hà Ánh – Lam Ngọc