Trung Quốc cấm tất cả website và công ty tín dụng trực tuyến nhắm vào sinh viên đại học, sau khi hàng loạt người trẻ trở thành nạn nhân của cho vay nặng lãi.
Trung Quốc bảo vệ sinh viên trước bẫy vay tiền
Trung Quốc cấm tất cả website và công ty tín dụng trực tuyến nhắm vào sinh viên đại học, sau khi hàng loạt người trẻ trở thành nạn nhân của cho vay nặng lãi.
Theo quy định mới ban hành của Uỷ ban Quản lý ngân hàng, Bộ Giáo dục và Bộ Nhân lực và An ninh xã hội, chỉ có một số ít ngân hàng uy tín được cấp phép cho sinh viên vay tiền và các công ty P2P phải đưa sinh viên ra khỏi diện khách hàng của mình. P2P (Peer to Peer lending) là mô hình cho vay ngang hàng, kết nối trực tiếp người có vốn và người cần tiền mà không cần qua trung gian hay ngân hàng, chủ yếu thông qua các website và dịch vụ trực tuyến. Những công ty vi phạm sẽ bị rút giấy phép hoạt động hoặc bị truy tố tội gian lận.
(TNO) Một người đàn ông tại Hà Nam, Trung Quốc đã cho thuê máy tạo mây giả và thu về hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 30 triệu đồng) mỗi ngày, theo tờ Shanghaiist.
Bảo vệ sinh viên
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Trung Quốc nhằm tăng cường quản lý hình thức cho vay tiêu dùng nhắm vào giới trẻ, nhất là sinh viên. Theo tờ Nikkei Asian Review, lâu nay, những website P2P chỉ tập trung kết nối càng nhiều người có vốn và người có nhu cầu vay càng tốt. Ban quản trị website không chú trọng và cũng không thể kiểm soát hết thoả thuận giữa người vay và đối tượng cho vay. Tình trạng này làm nảy sinh nạn dụ dỗ sinh viên vay với lãi suất cao, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Thống kê cho thấy, tính đến tháng 2.2017, có 74 công ty tài chính vay trực tuyến chuyên nhắm vào đối tượng khách hàng sinh viên.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tín dụng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, 48% sinh viên sử dụng các dịch vụ cho vay trực tuyến, chủ yếu để chi tiêu hằng ngày. Khoảng 50% trong số này vay không quá 5.000 nhân dân tệ nhưng với lãi suất “cắt cổ” nên số tiền lãi có thể tăng lên gấp 3, thậm chí gấp 10 lần. Nghiêm trọng hơn, hàng loạt nữ sinh viên đã lâm vào cảnh nợ nần không lối thoát sau khi chấp nhận vay nóng với mức lãi suất trên 30%/tháng, thậm chí 30%/tuần. Họ bị chủ nợ buộc cung cấp ảnh, video khoả thân cùng địa chỉ, số điện thoại của tất cả người thân, thậm chí bị ép bán dâm nếu không thể trả đủ. Trong tháng 11.2016, đã có hơn 160 nạn nhân bị phát tán hình ảnh nhạy cảm với dung lượng lên đến 10 gigabyte, theo tờ Thanh Niên Bắc Kinh. Hồi đầu năm nay, một nữ sinh viên ở tỉnh Sơn Đông đã tự sát sau khi không thể trả nợ và bị kẻ cho vay dọa tung ảnh nhạy cảm lên mạng.
Thời gian qua, nhiều đại học ở Trung Quốc nỗ lực tuyên truyền, giáo dục ý thức cho sinh viên về tài chính và cấm hoạt động quảng bá vay tiêu dùng tín chấp trong khuôn viên nhà trường. Chuyên gia Triệu Tích Quân thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định nghị định mới sẽ giúp bảo vệ sinh viên tốt hơn. “Những biện pháp mạnh mẽ trong nghị định mới có thể trở thành nền tảng để trừng phạt tổ chức hay cá nhân vi phạm trong tương lai. Tuy nhiên, đối với ngân hàng được cấp phép, chính phủ cũng phải kiểm soát những khoản vay và lãi suất họ đưa ra đối với sinh viên. Đa số sinh viên chưa ý thức được hết về nguy cơ vỡ nợ và khả năng trả tiền cũng giới hạn”, theo ông Triệu.
Ngày 19.6, AFP đưa tin hiện nay có nhiều người trẻ ở Trung Quốc trở thành ngôi sao trên mạng, giao tiếp với khoảng 700 triệu người sử dụng điện thoại thông minh ở nước này, phát video trực tiếp về cuộc sống của họ, quảng cáo cho các nhãn hiệu hoặc hoạt động kinh doanh.
Vỡ nợ vì nhà, xe hơi
Không chỉ sinh viên, nhiều người trẻ thuộc thế hệ Y (ra đời trong giai đoạn đầu thập niên 1980 – 2000) ở Trung Quốc lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì vay tiền từ ngân hàng để sắm nhà và ô tô, nhưng không có khả năng chi trả. Trong khi đó, nhiều công ty bất động sản và ô tô đưa ra chương trình mua trả góp với lãi suất hấp dẫn nhắm vào giới trẻ giữa lúc chính phủ nỗ lực kiểm soát giá nhà leo thang.
“Hồ sơ vay mua nhà hay ô tô thời nay được xét duyệt quá dễ dàng”, một phụ nữ trẻ họ Ngô nói với AFP. Cách đây vài năm, vợ chồng cô đã đổi ô tô Mazda 3 để sắm chiếc Mercedes Benz đắt hơn và mượn ngân hàng 200.000 nhân dân tệ (29.000 USD), trong khi vẫn đang gánh khoản vay trả góp 1 triệu nhân dân tệ cho căn hộ chung cư 3 phòng ngủ ở thủ đô Bắc Kinh. Vợ chồng cô Ngô thừa nhận họ đang là “nô lệ” cho chính căn nhà và chiếc xe của họ.
Trong một trường hợp khác, anh Vương Vũ Thành (28 tuổi) vay ngân hàng 3 triệu nhân dân tệ hồi năm 2016 để mua nhà ở Bắc Kinh. Sau đó, anh phải tiếp tục mượn tiền cha mẹ và bạn bè để đóng tiền vốn và lãi hằng tháng do hết khả năng chi trả. “Hồi năm 2012, tôi có thể mua căn hộ tương tự với giá khoảng 1,5 triệu nhân dân tệ nhưng chần chừ không mua và đến giờ giá cả tăng gấp đôi”, anh rầu rĩ than thở. Đây cũng là trường hợp điển hình đối với nam giới ở Trung Quốc phải chịu áp lực nặng nề vì truyền thống muốn cưới vợ phải có nhà và ô tô. “Tôi lo là không thể trả nổi nợ và cưới vợ vì theo truyền thống, đàn ông nên sở hữu nhà rồi mới tính chuyện hôn nhân”, Vương chia sẻ.
Một báo cáo công bố hôm qua cho thấy gần phân nửa giới trẻ thế hệ Y (ra đời trong giai đoạn đầu thập niên 1980 – 2000) thuê lao công dọn dẹp nhà cửa chỉ vì họ “quá bận rộn”.