29/11/2024

Tương phản chiến lược độc tôn Mỹ – Trung

Với những gì đang diễn ra, chiến lược thống trị thế giới mà Mỹ và Trung Quốc theo đuổi thể hiện 2 trường phái khác nhau.

 

Tương phản chiến lược độc tôn Mỹ – Trung

Với những gì đang diễn ra, chiến lược thống trị thế giới mà Mỹ và Trung Quốc theo đuổi thể hiện 2 trường phái khác nhau.


 

Phát triển đường sắt nối Trung Quốc với châu Âu là một phần của “một vành đai, một con đường” /// Ảnh: AFP

 

Phát triển đường sắt nối Trung Quốc với châu Âu là một phần của “một vành đai, một con đường”ẢNH: AFP

Ngày 12.6, GS Joshep S.Nye, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – cựu Chủ tịch Hội đồng tình báo Mỹ – và được xem là “cha đẻ” học thuyết Quyền lực mềm, có bài phân tích Xi Jinping’s Marco Polo Strategy (tạm dịch Chiến lược Marco Polo của Tập Cận Bình).
Con đường tơ lụa kiểu mới
Theo đó, GS Nye cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược dựa trên học thuyết của nhà địa chính trị Anh quốc Halford Mackinder (1861 – 1947) – người cho rằng nước nào làm chủ “trái tim lục địa”, tức dải đất từ châu Âu sang châu Á – sẽ làm chủ thế giới. Đây là khu vực mà “con đường tơ lụa” từng đi qua, hình thành cầu nối giữa Trung Quốc với phương Tây. Trong lịch sử, một số đế quốc như Achaemenes (hay còn gọi là đế quốc Ba Tư thứ nhất), Ottoman hay Mông Cổ… từng khẳng định vị thế độc tôn khi chiếm được quyền kiểm soát ở “trái tim lục địa”.
Giờ đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung đẩy nhanh sáng kiến “Một vành đai, một con đường” chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng trên bộ nối liền từ Trung Quốc băng qua Trung Á, Nam Á để đến châu Âu. Đó là những khu vực nằm trong phần lớn hành trình mà nhà thám hiểm Marco Polo từng trải qua để từ châu Âu đến Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà GS Nye so sánh sáng kiến “một vành đai, một con đường” như “chiến lược Marco Polo của Tập Cận Bình”, bởi dù sáng kiến này bao gồm cả các tuyến đường biển thì nòng cốt vẫn là hạ tầng trên đất liền.
 

Trong khi đó, chuẩn đô đốc Mỹ Alfred Mahan (1840 – 1914), được xem là nhà chiến lược địa chính trị ảnh hưởng nhất xứ cờ hoa vào thế kỷ 19, lại nhấn mạnh chiến lược vị thế độc tôn của một cường quốc sẽ dựa trên việc kiểm soát các vùng biển toàn thế giới. Và từ thế kỷ 19, Mỹ cũng đã xây dựng chiến lược tăng cường ảnh hưởng dựa trên nền tảng này. Sau Thế chiến 2, những thực tế diễn ra dường như càng củng cố thêm giá trị của quan điểm mà chuẩn đô đốc Mahan nêu ra. Thêm vào đó, chiến lược gia George F.Kennan (1904 – 2005), nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc trong đối sách của Mỹ với Liên Xô thời Chiến tranh lạnh, cũng đề cao việc phải kiểm soát vùng biển để duy trì quyền lực. Quả thực, từ sau Thế chiến 2 đến nay, Washington đã xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh chưa từng có trong lịch sử loài người.

Lựa chọn dễ hiểu ?

Việc Bắc Kinh đi theo chiến lược kiểm soát “trái tim lục địa” không hề khó hiểu khi xét đến một số lý do quan trọng.
Đầu tiên, trong lịch sử Trung Quốc dù có những giai đoạn cực thịnh thì cũng chưa bao giờ là một cường quốc về hải quân. Suốt hàng chục thế kỷ tồn tại, dấu ấn Trung Hoa trên biển chỉ là những chuyến thám hiểm của nhà hàng hải Trịnh Hoà (1371 – 1433). Ngược lại, đường bộ vốn khá quen thuộc trong lịch sử Trung Quốc, từng giúp nước này kết nối giao thương mạnh mẽ với phương Tây.
Thứ hai, về yếu tố kinh tế thì việc xây dựng hệ thống hạ tầng của sáng kiến “một vành đai, một con đường” trước mắt sẽ góp phần giải quyết kho sắt thép và xi măng khổng lồ mà Trung Quốc đang tồn dư chưa có phương án giải quyết hiệu quả. Giữa tháng 5, tờ The New York Times cũng đã có bài phân tích để chỉ ra lợi ích ban đầu mà Bắc Kinh có thể đạt được từ sáng kiến trên. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ di chuyển các nhà máy sản xuất thép và nhiều ngành hàng khác bố trí dọc theo “một vành đai, một con đường” nằm ở địa phận nước khác nhằm cắt giảm chi phí vận chuyển sang thị trường phương Tây. Hơn thế nữa, điều đó giúp Bắc Kinh sẽ thay đổi được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nhằm tránh bị đánh thuế chống phá giá mà Mỹ và châu Âu đang áp đặt đối với một số ngành hàng của Trung Quốc.
Tiếp đến, một nguyên nhân phải kể đến là công nghệ tàu chiến của Trung Quốc còn quá lạc hậu so với Mỹ. Nhận xét với Thanh Niên, TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng: “Mỹ đi trước Trung Quốc hàng chục năm về công nghệ đóng tàu cũng như hệ thống tác chiến trên tàu. Kỹ thuật chế tạo tuabin đẩy cho tàu của Trung Quốc cũng chưa thể so với Mỹ”.

Thực tế, trong khi Bắc Kinh vẫn đang đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên thì Washington có 11 tàu sân bay. Không những vậy, tàu sân bay trên của Trung Quốc vẫn còn mang thiết kế mũi tàu vát lên để tạo đà cho chiến đấu cơ cất cánh. Trong khi đó, kỹ thuật sàn tàu phẳng và dùng bộ đẩy trợ lực CATOBAR – mà Trung Quốc chưa thể chế tạo – đã được Mỹ đưa vào thực tế ở lớp tàu sân bay Nimitz từ năm 1975, tức cách đây hơn 40 năm. Thậm chí, tàu sân bay của Trung Quốc có thể chưa theo kịp 11 chiếc tàu đổ bộ thuộc 2 lớp Wasp và Tarawa. Tương tự, vài năm gần đây, Bắc Kinh mới đưa vào hoạt động tàu khu trục lớp Type-52C và Type-52D được cho là sánh ngang với lớp tàu Arleigh Burke mà Washington đã có từ thập niên 1980. Chưa kể, đến nay Mỹ đã biên chế tàu khu trục lớp Zumwalt vượt xa lớp Arleigh Burke. Cho nên, Trung Quốc gần như trong thời gian tới khó có thể sở hữu lực lượng tàu chiến đủ sức so kè với Mỹ trên biển.

Vì những thực tế trên, “một vành đai, một con đường” gần như là chọn lựa khả dĩ nhất cho Bắc Kinh.
Tương phản chiến lược độc tôn Mỹ - Trung - ảnh 3

 
 

 

Ngô Minh Trí