Biển Đông trong đối thoại Shangri-La
Một số chuyên gia tham dự Đối thoại Shangri-La vừa qua tại Singapore đã đưa chia sẻ các nhận định với Thanh Niên về vấn đề Biển Đông xung quanh thông điệp của Mỹ và Úc, cũng như diễn biến thực tế.
Biển Đông trong đối thoại Shangri-La
Một số chuyên gia tham dự Đối thoại Shangri-La vừa qua tại Singapore đã đưa chia sẻ các nhận định với Thanh Niên về vấn đề Biển Đông xung quanh thông điệp của Mỹ và Úc, cũng như diễn biến thực tế.
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc tạm ngưng tổ chức diễn đàn đối thủ của Đối thoại Shangri-La
Sau khi dự SLD 2017, 3 chuyên gia gồm ông Jonathan Miller (chuyên gia cấp cao của Chương trình học giả quốc tế tại Nhật, thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR) có trụ sở ở Mỹ), tiến sĩ Raji Rajagopalan (Quỹ nghiên cứu quan sát (ORF) ở Ấn Độ) và tiến sĩ Graham Ong-Webb (chuyên gia của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore) đã trả lời Thanh Niên xung quanh vấn đề Biển Đông ở SLD.
Ông Jonathan Miller: Các phát biểu trên đã tái nhấn mạnh sự phát triển an ninh khu vực và tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế. Phát biểu của Thủ tướng Turnbull còn có ý rằng các nước trong khu vực đừng tìm cách cưỡng chế thay đổi nguyên trạng những khu vực tranh chấp và điển hình là hành động của TQ.
Tiến sĩ Raji Rajagopalan: Thông điệp của Mỹ và Úc rất mạnh mẽ, cùng kêu gọi TQ tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Tuy nhiên, vấn đề tôi cảm nhận được là thông điệp của Bộ trưởng Mattis dường như không đồng nhất với cách Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện. Thậm chí, Tổng thống Donald Trump nằm ở một phía, còn Bộ trưởng Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thì nằm cùng một phía khác.
Tiến sĩ Graham Ong-Webb: Phát biểu của họ là rất rõ ràng. Họ phản đối việc quân sự hoá các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nhưng theo tôi các tuyên bố của họ không hiệu quả. Ngoài biện pháp ngoại giao, Mỹ hay Úc có thể làm gì hơn để phản đối TQ? Họ có sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt hay dùng sức mạnh quân sự để chống lại TQ, đặc biệt trong bối cảnh đang cần Bắc Kinh để giải quyết vấn đề Triều Tiên? Tôi không nghĩ họ có thể làm gì hơn. Dù vẫn ủng hộ giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế bởi tất cả các bên, nhưng tôi cho rằng vẫn phải chấp nhận một thực tế TQ sẽ tiếp tục hành động để đạt lợi ích riêng. Trừ khi chúng ta ngăn chặn điều đó và tất nhiên đi kèm bằng một cái giá nhất định.
TIN LIÊN QUAN
Nhận diện an ninh khu vực qua Đối thoại Shangri-La
Ngô Minh Trí
(thực hiện)