Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt lên chính mình
Ngày 31-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ (Heritage Foundation) – tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu chiến lược độc lập. Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt lên chính mình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) – Ảnh: VGP “Chúng ta đã vượt lên chính mình, không chỉ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà đang thực sự cùng nhau xây dựng tương lai ngày một tươi sáng hơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Tuổi Trẻ trích đăng nội dung phát biểu này. …Trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776, Tổng thống Thomas Jefferson đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Vượt qua nửa vòng Trái đất và sau hơn một thế kỷ rưỡi, tinh thần – lời văn năm 1776 đó của Hoa Kỳ lại tiếp tục vang vọng vào bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi một lần nữa khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chia sẻ những giá trị và nguyên tắc cốt lõi Có thể nói, trong buổi đầu bình minh độc lập của Hoa Kỳ và Việt Nam, những nhà lập quốc của chúng ta, dù ở hai thời đại khác nhau, đã cùng nhau chia sẻ những giá trị và nguyên tắc cốt lõi. Có chi tiết thú vị và trùng hợp là, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng tôi và Ngài Tổng thống Thomas Jefferson mất vào đúng ngày độc lập của đất nước mình. Ngài Thomas Jefferson mất vào Ngày quốc khánh Hoa Kỳ 4-7 và Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào Ngày quốc khánh Việt Nam 2-9. Nhân sự kiện hôm nay diễn ra ở Hoa Kỳ, một quốc gia luôn đề cao nữ quyền, tôi muốn quý vị biết rằng từ 2.000 năm trước, công cuộc đấu tranh vì quyền sinh tồn, quyền tự quyết và quyền mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam đã bắt đầu từ hai người lãnh đạo là phụ nữ. Mọi thế hệ người Việt Nam chúng tôi, dù ở bất kỳ nơi đâu trên Trái đất này, luôn tự hào gọi đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Rõ ràng là những giá trị nhân văn cao đẹp, có tính cốt lõi, xuất phát từ lịch sử của hai nước chúng ta sẽ làm tiền đề vững chắc để hai nước cùng nhau xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bền vững, sâu sắc và lâu dài. Nhìn lại lịch sử thăng trầm và 20 năm hợp tác vừa qua, tôi muốn nói với các bạn, với ngài Tổng thống Trump: Chúng ta đã vượt lên chính mình, không chỉ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà đang thực sự cùng nhau xây dựng tương lai ngày một tươi sáng hơn, mở ra một chương mới cho quan hệ hai nước, góp phần vào gìn giữ hòa bình, phát triển thịnh vượng chung của toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cách đây gần hai năm, chuyến thăm chưa có tiền lệ và rất thành công của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành điểm nhấn đặc biệt, bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của mối quan hệ hai nước. Và tiếp nối hôm nay là chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ của tôi trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. Tôi đã có buổi hội đàm thành công với ngài Tổng thống Donald Trump; trao đổi với các bộ trưởng, quý vị chính khách Hoa Kỳ về các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với hai nước. Hai bên đã nhất trí nhiều ý tưởng hợp tác, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu kép “tăng trưởng – việc làm” có lợi cho hai bên; trong đó khuyến khích các doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, kết nối thị trường hai nước theo hướng đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi người dân cũng như doanh nghiệp. Quỹ Di sản là tổ chức nghiên cứu độc lập, có tầm ảnh hưởng tích cực đến tiến trình hoạch định chính sách của Hoa Kỳ. Nhiều sáng kiến, đề xuất của các bạn đã được áp dụng vào thực tiễn, tinh thần phản biện khoa học, những nguyên tắc và giá trị cốt lõi của quỹ chính là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội tại Hoa Kỳ. Các phân tích sắc bén trong các nghiên cứu, kiến nghị và sáng kiến của các bạn có thể là tài liệu tham khảo cho các quốc gia trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa. Tôi hi vọng các nghiên cứu này cũng sẽ là một nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho những nỗ lực của chúng tôi trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động và luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, là một đối tác toàn diện của Hoa Kỳ không những của ngày hôm nay mà trên cả chặng đường dài phía trước. Có niềm tin sẽ có thành công Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trích dẫn câu nói của Tổng thống F. Roosevelt: “Khi tin là có thể thì bạn đã đạt được một nửa thành công”. Hôm nay, với niềm tin và quyết tâm cùng chung tay xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng, tôi xin có một vài chia sẻ cùng quý vị: Trước hết, cơ hội và thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nền kinh tế hàng đầu như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, khối ASEAN và nhiều nền kinh tế năng động khác, chiếm trên 55% GDP toàn thế giới, đang có nhiều cơ hội về hợp tác thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, gia tăng các chuỗi giá trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Việt Nam đã và đang hợp tác có trách nhiệm với các nước trong khu vực, cùng góp sức để biến cơ hội thuận lợi thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời hóa giải những thách thức như tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nguy cơ khủng bố, cực đoan, xu hướng đơn phương áp đặt sức mạnh, sức ép gia tăng từ sự khan hiếm tài nguyên và nhu cầu tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, vấn đề đói nghèo, gia tăng dân số, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và các diễn biến phức tạp, khó lường trên biển Hoa Đông, Biển Đông… Đó đều là những thách thức mà không một cường quốc hay quốc gia nào có thể đủ sức giải quyết một cách đơn lẻ, hay chỉ giải quyết dựa trên các lợi ích đơn phương, cục bộ. Đó cũng chính là thách thức buộc các nước phải hình thành các cơ chế hợp tác dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, bảo đảm sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên và thúc đẩy xây dựng cấu trúc khu vực mở, có sự tham gia của tất cả các nước, lớn cũng như nhỏ, trong cũng như ngoài khu vực dựa trên nguyên tắc gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác bình đẳng, phù hợp với mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung của toàn khu vực. Châu Á – Thái Bình Dương đang dần trở thành một trung tâm quyền lực mới có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trật tự thế giới mới trong tương lai; như thượng nghị sĩ John McCain từng nói: Hoa Kỳ công nhận rằng hầu hết lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một kỷ nguyên hòa bình và an ninh chưa từng có cho phép hàng trăm triệu người châu Á thoát nghèo và vươn lên. Chúng tôi tán thành quan điểm này, đồng thời hoan nghênh các quốc gia, đối tác, trong đó có Hoa Kỳ đóng góp vai trò tích cực trong việc bảo đảm các nguyên tắc an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, các tầng lớp chính khách, học giả Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không thay đổi nguyên trạng, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc COC. Là một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có vùng biển tiếp giáp với 6 nước ASEAN và với Trung Quốc, có thể nói với Việt Nam, việc bảo đảm các nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 trên Biển Đông là rất quan trọng. Hơn ai hết, chúng tôi khát khao, thấu hiểu những giá trị hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng chung trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi tin rằng trên phương diện địa chiến lược, Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác cùng chia sẻ các giá trị và nguyên tắc làm nền tảng và cơ sở quan trọng cho gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương. “Với xu hướng, hãy bơi theo dòng; với nguyên tắc, hãy vững như bàn thạch” Như lời Tổng thống Thomas Jefferson của các bạn từng nói: “Với xu hướng, hãy bơi theo dòng; với nguyên tắc, hãy vững như bàn thạch”. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng mối quan hệ đối tác phát triển toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chính là một xu hướng hợp tác quan trọng và mỗi chúng ta sẽ giữ vững lập trường, kiên định nguyên tắc của mình để hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi vì sự phát triển và thịnh vượng của hai quốc gia và vì một ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC
Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt lên chính mình
Ngày 31-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ (Heritage Foundation) – tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu chiến lược độc lập.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) – Ảnh: VGP |
“Chúng ta đã vượt lên chính mình, không chỉ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà đang thực sự cùng nhau xây dựng tương lai ngày một tươi sáng hơn |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Tuổi Trẻ trích đăng nội dung phát biểu này.
…Trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776, Tổng thống Thomas Jefferson đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Vượt qua nửa vòng Trái đất và sau hơn một thế kỷ rưỡi, tinh thần – lời văn năm 1776 đó của Hoa Kỳ lại tiếp tục vang vọng vào bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi một lần nữa khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Chia sẻ những giá trị và nguyên tắc cốt lõi
Có thể nói, trong buổi đầu bình minh độc lập của Hoa Kỳ và Việt Nam, những nhà lập quốc của chúng ta, dù ở hai thời đại khác nhau, đã cùng nhau chia sẻ những giá trị và nguyên tắc cốt lõi.
Có chi tiết thú vị và trùng hợp là, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng tôi và Ngài Tổng thống Thomas Jefferson mất vào đúng ngày độc lập của đất nước mình.
Ngài Thomas Jefferson mất vào Ngày quốc khánh Hoa Kỳ 4-7 và Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào Ngày quốc khánh Việt Nam 2-9.
Nhân sự kiện hôm nay diễn ra ở Hoa Kỳ, một quốc gia luôn đề cao nữ quyền, tôi muốn quý vị biết rằng từ 2.000 năm trước, công cuộc đấu tranh vì quyền sinh tồn, quyền tự quyết và quyền mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam đã bắt đầu từ hai người lãnh đạo là phụ nữ.
Mọi thế hệ người Việt Nam chúng tôi, dù ở bất kỳ nơi đâu trên Trái đất này, luôn tự hào gọi đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Rõ ràng là những giá trị nhân văn cao đẹp, có tính cốt lõi, xuất phát từ lịch sử của hai nước chúng ta sẽ làm tiền đề vững chắc để hai nước cùng nhau xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bền vững, sâu sắc và lâu dài.
Nhìn lại lịch sử thăng trầm và 20 năm hợp tác vừa qua, tôi muốn nói với các bạn, với ngài Tổng thống Trump: Chúng ta đã vượt lên chính mình, không chỉ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà đang thực sự cùng nhau xây dựng tương lai ngày một tươi sáng hơn, mở ra một chương mới cho quan hệ hai nước, góp phần vào gìn giữ hòa bình, phát triển thịnh vượng chung của toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cách đây gần hai năm, chuyến thăm chưa có tiền lệ và rất thành công của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành điểm nhấn đặc biệt, bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của mối quan hệ hai nước.
Và tiếp nối hôm nay là chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ của tôi trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Tôi đã có buổi hội đàm thành công với ngài Tổng thống Donald Trump; trao đổi với các bộ trưởng, quý vị chính khách Hoa Kỳ về các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với hai nước.
Hai bên đã nhất trí nhiều ý tưởng hợp tác, nhằm hiện thực hoá các mục tiêu kép “tăng trưởng – việc làm” có lợi cho hai bên; trong đó khuyến khích các doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, kết nối thị trường hai nước theo hướng đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi người dân cũng như doanh nghiệp.
Quỹ Di sản là tổ chức nghiên cứu độc lập, có tầm ảnh hưởng tích cực đến tiến trình hoạch định chính sách của Hoa Kỳ.
Nhiều sáng kiến, đề xuất của các bạn đã được áp dụng vào thực tiễn, tinh thần phản biện khoa học, những nguyên tắc và giá trị cốt lõi của quỹ chính là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội tại Hoa Kỳ.
Các phân tích sắc bén trong các nghiên cứu, kiến nghị và sáng kiến của các bạn có thể là tài liệu tham khảo cho các quốc gia trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa.
Tôi hi vọng các nghiên cứu này cũng sẽ là một nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho những nỗ lực của chúng tôi trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động và luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, là một đối tác toàn diện của Hoa Kỳ không những của ngày hôm nay mà trên cả chặng đường dài phía trước.
Có niềm tin sẽ có thành công
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trích dẫn câu nói của Tổng thống F. Roosevelt: “Khi tin là có thể thì bạn đã đạt được một nửa thành công”.
Hôm nay, với niềm tin và quyết tâm cùng chung tay xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng, tôi xin có một vài chia sẻ cùng quý vị:
Trước hết, cơ hội và thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nền kinh tế hàng đầu như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, khối ASEAN và nhiều nền kinh tế năng động khác, chiếm trên 55% GDP toàn thế giới, đang có nhiều cơ hội về hợp tác thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, gia tăng các chuỗi giá trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Việt Nam đã và đang hợp tác có trách nhiệm với các nước trong khu vực, cùng góp sức để biến cơ hội thuận lợi thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời hoá giải những thách thức như tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nguy cơ khủng bố, cực đoan, xu hướng đơn phương áp đặt sức mạnh, sức ép gia tăng từ sự khan hiếm tài nguyên và nhu cầu tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, vấn đề đói nghèo, gia tăng dân số, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và các diễn biến phức tạp, khó lường trên biển Hoa Đông, Biển Đông…
Đó đều là những thách thức mà không một cường quốc hay quốc gia nào có thể đủ sức giải quyết một cách đơn lẻ, hay chỉ giải quyết dựa trên các lợi ích đơn phương, cục bộ.
Đó cũng chính là thách thức buộc các nước phải hình thành các cơ chế hợp tác dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, bảo đảm sự cân bằng, hài hoà lợi ích giữa các bên và thúc đẩy xây dựng cấu trúc khu vực mở, có sự tham gia của tất cả các nước, lớn cũng như nhỏ, trong cũng như ngoài khu vực dựa trên nguyên tắc gìn giữ hoà bình, ổn định, hợp tác bình đẳng, phù hợp với mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung của toàn khu vực.
Châu Á – Thái Bình Dương đang dần trở thành một trung tâm quyền lực mới có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trật tự thế giới mới trong tương lai; như thượng nghị sĩ John McCain từng nói: Hoa Kỳ công nhận rằng hầu hết lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một kỷ nguyên hoà bình và an ninh chưa từng có cho phép hàng trăm triệu người châu Á thoát nghèo và vươn lên.
Chúng tôi tán thành quan điểm này, đồng thời hoan nghênh các quốc gia, đối tác, trong đó có Hoa Kỳ đóng góp vai trò tích cực trong việc bảo đảm các nguyên tắc an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, các tầng lớp chính khách, học giả Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, không thay đổi nguyên trạng, không quân sự hoá, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc COC.
Là một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có vùng biển tiếp giáp với 6 nước ASEAN và với Trung Quốc, có thể nói với Việt Nam, việc bảo đảm các nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 trên Biển Đông là rất quan trọng. Hơn ai hết, chúng tôi khát khao, thấu hiểu những giá trị hợp tác vì hoà bình và thịnh vượng chung trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Chúng tôi tin rằng trên phương diện địa chiến lược, Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác cùng chia sẻ các giá trị và nguyên tắc làm nền tảng và cơ sở quan trọng cho gìn giữ hoà bình, hợp tác phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Với xu hướng, hãy bơi theo dòng; với nguyên tắc, hãy vững như bàn thạch” Như lời Tổng thống Thomas Jefferson của các bạn từng nói: “Với xu hướng, hãy bơi theo dòng; với nguyên tắc, hãy vững như bàn thạch”. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng mối quan hệ đối tác phát triển toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chính là một xu hướng hợp tác quan trọng và mỗi chúng ta sẽ giữ vững lập trường, kiên định nguyên tắc của mình để hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi vì sự phát triển và thịnh vượng của hai quốc gia và vì một ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. |