29/11/2024

Đừng xem nhẹ đói nghèo, bất công …

Tại vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam cần thoả thuận với Indonesia để ngư dân hai nước có thể tự do đánh bắt thuỷ sản – ông Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, nhận định.

 Đừng xem nhẹ đói nghèo, bất công …

Tại vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam cần thoả thuận với Indonesia để ngư dân hai nước có thể tự do đánh bắt thuỷ sản – ông Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, nhận định.

 

 

 

Ngày 21-5, năm tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu kiểm ngư Indonesia bắt khi đang đánh cá tại khu vực biển cách đường phân định thềm lục địa Việt Nam – Indonesia 18 hải lý về phía Bắc.

Theo thông tin từ Indonesia, việc này xảy ra ở phía bắc cụm đảo Natuna bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng 5 tàu cá Việt Nam bị tàu kiểm ngư Indonesia bắt khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực biển này.

Về vấn đề này, ông Vũ Thanh Ca – nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và hải đảo 
Việt Nam) phân tích: Theo tuyên bố về giới hạn thềm lục địa năm 1969 của Indonesia và tuyên bố về ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam năm 1971, tại khu vực thềm lục địa phía đông nam Việt Nam và tây bắc đảo lớn Borneo của Indonesia có một vùng chồng lấn rộng chừng 40.000km².

Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa từ tháng 6-1978. Sau 25 năm đàm phán, ngày 26-6-2003, chính phủ hai nước đã ký hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa tại vùng biển chồng lấn.

 

Bằng các hiệp định đã ký này, tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được giải quyết triệt để.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển cũng như thông lệ quốc tế nêu rõ: Đường ranh giới ngoài của thềm lục địa luôn nằm phía trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp biển giữa Việt Nam và Indonesia có những đặc thù nhất định.

Khi đàm phán phân định thềm lục địa, lập trường của Việt Nam thể hiện thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển, cho nên ranh giới là rãnh ngầm phân chia thềm lục địa của hai nước nằm rất gần nhóm đảo Natuna phía bắc của Indonesia.

Sau khi ký hiệp định ngày 26-6-2003, năm 2009 Indonesia công bố một tấm bản đồ trong đó ranh giới vùng đặc quyền kinh tế nằm ngoài vùng thềm lục địa đã thoả thuận với Việt Nam. Kết quả là vùng biển lẽ ra thuộc phía Việt Nam theo hiệp định ngày 26-6-2003 lại trở thành vùng biển tranh chấp.

Vấn đề là trong khi chưa phân định được vùng chồng lấn, Việt Nam nên làm gì trước việc ngư dân liên tục bị bắt giữ, ông Vũ Thanh Ca nhận định: Đúng là có việc nhiều ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển Indonesia và bị bắt giam, tàu bị phá.

Khi ngư dân Việt Nam xâm phạm trái phép vùng biển Indonesia, nước này có quyền áp dụng nội luật và Nhà nước Việt Nam chỉ có thể thực hiện vai trò cứu hộ.

Tuy nhiên, tại vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam cần thoả thuận với Indonesia để đảm bảo ngư dân hai nước được tự do đánh bắt thuỷ sản một cách an toàn.

“Ta biết rằng mỗi nhượng bộ trong đàm phán luôn có nghĩa từ bỏ một phần quyền lợi quốc gia, vì vậy để giải quyết các bất đồng trên biển thường cần thời gian rất dài. Trong thời gian đàm phán, ngư dân ta vẫn có thể gặp nguy hiểm”, ông Vũ Thanh Ca nói.

“Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho ngư dân, cần sớm đạt được thoả thuận tạm thời như nêu ở trên với Indonesia”.

QUỲNH TRUNG ghi