04/01/2025

Bầu cử Iran: giữa cởi mở và truyền thống

Hôm nay (19-5), cử tri Iran sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống theo nhiệm kỳ của nước cộng hoà Hồi giáo. Cuộc bầu cử lần này đang chốt về hai ứng viên đối lập nhau.

 

Bầu cử Iran: giữa cởi mở và truyền thống

Hôm nay (19-5), cử tri Iran sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống theo nhiệm kỳ của nước cộng hoà Hồi giáo. Cuộc bầu cử lần này đang chốt về hai ứng viên đối lập nhau.

 

 

 

Bầu cử Iran: giữa cởi mở và truyền thống
Người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Hassan Rouhani trong cuộc vận động ngày 17-5 ở thủ đô Tehran – Ảnh: Reuters

Với quy chế tự do ứng cử, đã có tới 1.636 người nộp đơn tranh cử tổng thống lên Uỷ ban bầu cử tối cao thuộc Bộ Nội vụ Iran. Nhưng cơ quan có quyền xét duyệt tư cách ứng viên lại là Hội đồng bảo hiến do đại giáo chủ hướng đạo – lãnh tụ tối cao Ali Khamenei kiểm soát.

“Đối với Mỹ, Iran còn nguy hiểm hơn cả IS

Joseph Votel (tướng tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ ở Trung Đông)

Giữa “cởi mở” và “cách mạng Hồi giáo”

Tiêu chuẩn đầu tiên, bất di bất dịch là ứng viên phải trung thành tuyệt đối với lãnh tụ tối cao và với chế độ Cộng hoà Hồi giáo Iran. Thậm chí, ông Mahmoud Ahmadinejad – cựu tổng thống hai nhiệm kỳ (2005-2013) – đã nộp đơn tái ứng cử cũng bị gạt bỏ, bởi đã dám cưỡng lại lời khuyên “đừng ra ứng cử” mà lãnh tụ Khamenei đưa ra trước đó.

Chỉ có sáu ứng viên được Hội đồng bảo hiến duyệt “đủ tư cách” ra ứng cử lần này. Giới phân tích cho rằng danh sách ứng viên này thể hiện tính cân bằng về số lượng giữa hai trường phái chính trị đang tranh chấp nhau trên chính trường Iran: một bên là “phái cách mạng Hồi giáo” đại diện cho thế lực giáo quyền, với bên kia là những người được gọi là ôn h - cải cách.

 

 

Bên ôn hòa – cải cách có ba ứng viên, nổi bật là tổng thống sắp mãn nhiệm Hassan Rouhani ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai. Bên “cách mạng” có ứng viên gạo cội là Mohammad Bagher Ghalibaf, đương kim thị trưởng thủ đô Tehran. Ông Ghalibaf từng thua ông Rouhani ở vòng hai cuộc tổng tuyển cử năm 2013. Nhưng ứng viên được cho là “sự lựa chọn” của phe giáo quyền lại là Ebrahim Raisi – một đại giáo chủ vốn chỉ hoạt động trong cơ chế giáo quyền.

Sau ba cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa sáu ứng viên và hàng loạt hoạt động vận động tranh cử do các ứng viên tổ chức trong toàn quốc, đã lộ diện hai đối thủ thực sự là Rouhani và Raisi. Đến ngày 16-5, hầu hết ứng viên phụ của cả hai phía đều tuyên bố rút lui để dồn phiếu cho hai đối thủ dẫn đầu này.

Đại giáo chủ Raisi đặc biệt công kích đường lối của Rouhani mà ông này coi là “hướng ngoại thất bại”. Trong khi ông Rouhani coi việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc vào giữa năm 2015 là một thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ tổng thống của ông thì Raisi coi đó là “ảo tưởng vào bên ngoài”. Ông Raisi lập luận rằng thoả thuận hạt nhân ấy “không gỡ bỏ được các trừng phạt quốc tế” do các nước lớn áp đặt chống Iran, cũng không loại bỏ được nguy cơ chiến tranh mà Iran có thể phải đối phó từ Mỹ và Israel.

Ứng viên Rouhani kêu gọi cởi mở với thế giới, thực thi thoả thuận hạt nhân để dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt quốc tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị cô lập và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Còn ứng viên Raisi lại hướng vào các lực lượng trong nước, hứa hẹn giải quyết thất nghiệp, chống tham nhũng và “kiên trì cách mạng Hồi giáo”.

Bầu cử Iran: giữa cởi mở và truyền thống
Những người ủng hộ ứng viên Ebrahim Raisi ở thủ đô Tehran tối 17-5 – Ảnh: Reuters

Tác động từ Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Iran lần này diễn ra trong hoàn cảnh Mỹ vừa có tổng thống mới, với đường lối bất lợi cho chế độ cộng h Hồi giáo của Iran. Từ lúc vận động tranh cử, ứng viên Donald Trump đã công khai chống lại đường lối hòa dịu với Iran mà ông Barack Obama theo đuổi suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Sau khi vào Nhà Trắng, tân tổng thống Mỹ chưa lập tức “xem xét lại thoả thuận hạt nhân với Iran” như ông từng cam kết, nhưng đã chỉ thị cho soạn thảo một kế hoạch chiến lược trong thời gian 90 ngày để đưa ra những quyết sách ứng xử với Iran. Kế hoạch chưa hoàn thành, nhưng đường hướng chỉ đạo của ông Trump về chính sách đối với Iran thì đã quá rõ. “Kiềm chế Iran” là một trong ba trọng tâm chiến lược của chính quyền Mỹ ở khu vực Trung Đông. Hai trọng tâm còn lại là tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và bảo vệ Israel.

Chỉ trong thời gian hơn 4 tháng qua, chính quyền của Tổng thống Trump đã rất nhiều lần công khai lên án Iran với đủ mọi ngôn từ nghiệt ngã, như “nhà nước lớn nhất bảo trợ khủng bố”, “nhân tố chủ yếu gây mất ổn định trong khu vực”… Thậm chí cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, tướng McMaster, mới đây còn thông báo rõ rằng một trong những trọng tâm của chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Trump là “tìm kiếm một đồng minh khu vực chống Iran” khi ông đến Saudi Arabia ngày 21-5 này.

Xem ra, yếu tố Mỹ sẽ chi phối không ít vào lá phiếu ở Iran. Đường lối cởi mở của ông Rouhani có thể được đông đảo giới tinh hoa trí thức và tầng lớp trung lưu ở thành thị ủng hộ. Nhưng phe giáo quyền, đứng đầu là lãnh tụ tối cao Khamenei, có lý do để vận động đông đảo tín đồ ngoan đạo, cùng quần chúng bình dân vùng nông thôn rộng lớn, dồn phiếu cho ứng viên “kiên trì cách mạng Hồi giáo”, có thể dám đương đầu với chính sách thù địch công khai từ phía Mỹ.

Hai cơ chế quyền lực

1. Cơ chế giáo quyền, do đại giáo chủ hướng đạo – lãnh tụ tối cao đứng đầu. Lãnh tụ tối cao quyết định mọi vấn đề hệ trọng về an ninh quốc gia và đường lối đối ngoại của đất nước. Lãnh tụ tối cao quản lý trực tiếp lực lượng vũ trang Vệ binh cách mạng. Lực lượng này độc lập với Bộ Quốc phòng, được trang bị mạnh hơn quân đội.

2. Cơ chế chính quyền dân cử, gồm tổng thống đồng thời đứng đầu chính phủ và quốc hội. Lãnh tụ tối cao có đại diện đặc biệt tại tất cả các cơ quan chính quyền dân cử.

NGUYỄN NGỌC HÙNG