26/01/2025

Văn học cổ điển: Làm sao để học trò thích học?

Vì sao “Nhà tranh bị gió thu phá” lại hay? Vì sao “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra lại hấp dẫn? Những câu hỏi ấy chỉ các chuyên gia về thơ Đường mới trả lời được, trong khi học sinh lớp 7 đang phải chật vật phân tích.

 

Văn học cổ điển: Làm sao để học trò thích học?

 Vì sao “Nhà tranh bị gió thu phá” lại hay? Vì sao “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra lại hấp dẫn? Những câu hỏi ấy chỉ các chuyên gia về thơ Đường mới trả lời được, trong khi học sinh lớp 7 đang phải chật vật phân tích.

 

 

 

Văn học cổ điển: Làm sao để học trò thích học?

“Sách giáo khoa nước ta đã rất mỏng, nhưng cô trò vẫn dạy học nặng nề, khổ sở là do đi vào quá chi tiết. Suy cho cùng, hiểu biết, mỹ cảm phải được rèn luyện thông qua việc đọc tác phẩm, không phải bằng cách thuộc lòng bài bình giảng của thầy cô”

PGS.TS Đoàn Lê Giang

Đó là lo lắng của bạn đọc, giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ về một số bài thơ cổ điển trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1. Bốn bài thơ Đường, tám bài thơ Hán Nôm nên chăng cần được nhìn nhận lại trong mối tương quan với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý của học sinh tuổi 13.

Bỏ hay không bỏ?

Với 10 năm giảng dạy môn văn, cô Phan Thị Kim Hảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Bé (P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết: “Tôi cảm thấy lượng kiến thức của phân môn văn học khá nặng và có khoảng cách lớn với tầm hiểu biết của học sinh. Các tác phẩm thơ Đường như Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Mao ốc vị thu phong sở phá ca… mang tính triết học và trải nghiệm cao, trong khi vốn sống của học sinh lớp 7 còn non nớt. Khi tiếp nhận các tác phẩm này gần như các em phải gồng mình để cố cảm nhận theo lời của giáo viên.

Một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam như Qua đèo Ngang, Bánh trôi nước mang những nỗi sầu, cảm xúc mà ở độ tuổi các em rất khó cảm nhận sâu sắc. Giáo viên mới vào nghề sẽ phải mất thời gian để tìm ra cách diễn đạt dễ hiểu nhất cho học sinh”.

12 bài thơ trữ tình cổ điển được đưa vào chương trình ngữ văn 7 tập 1 đều là danh tác của những tên tuổi lớn đại diện cho văn học Việt Nam và Trung Quốc. Các tác phẩm xoay quanh đề tài cảnh sắc thiên nhiên, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo quân thần, nhân cách sống, nỗi buồn mất nước, cảnh chia ly, lầm than vì chiến tranh phi nghĩa…

Nhưng với đặc điểm “ý tại ngôn ngoại”, thơ cổ điển cô đọng tư tưởng, cảm xúc tối đa, đòi hỏi người đọc phải tìm tòi, hiểu biết nhiều yếu tố tạo thành tác phẩm.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, có 20 năm dạy ngữ văn tại Trường THCS Dương Bá Trạc (Q.8, TP.HCM), cho rằng: “Giáo viên phải tái hiện lịch sử thì học sinh mới mê và hứng thú. Kết hợp sử và văn học giúp các em hiểu không khí xã hội của giai đoạn đó, số phận và tình cảm con người ngày xưa.

Tôi có thỉnh giảng tại một trường quốc tế, với phương pháp đó, các em vẫn hiểu và hứng thú học thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến. Giáo viên nên để học sinh tự khám phá ngôn từ, thể hiện mức độ hiểu sau khi đọc tác phẩm chứ không áp đặt các em”.

Trong khi có ý kiến cho rằng tác phẩm văn học trung đại mang tính triết học cao nên lược bớt khỏi chương trình lớp 7, cô Hằng cho rằng so với hai bộ sách giáo khoa trước, thơ Đường đã giảm tải nhiều, các bài còn lại đều tiêu biểu.

Cô chia sẻ thêm: “Bài học ngày xưa là nền tảng cho con người ngày nay. Ở mức độ học sinh 13 tuổi, khung kiến thức không đòi hỏi nhiều. Giáo viên cứ bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đừng yêu cầu các em khai thác ngôn từ như nhà phê bình văn học. Dạy khó quá, các em chán!”.

Tìm trong vốn cổ của cha ông

Nghiên cứu về văn học trung cận đại Việt Nam và văn học phương Đông, PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) cho rằng: “Khó khăn của việc biên soạn sách giáo khoa là vừa phải đưa vào những tác phẩm thuộc hàng tinh hoa vừa phải giải bài toán đọc, thích của học trò. Khi chọn lựa tác phẩm nên chú ý tối đa tâm lý tiếp nhận, đặc điểm lứa tuổi và giá trị thực tế đối với học sinh trong việc cung cấp tri thức, giáo dục nhân cách, tâm hồn và khả năng sử dụng ngôn từ”.

Cách tiếp cận thơ Đường, thơ Hán Nôm hiện tại chủ yếu thông qua bản dịch để nắm nội dung, trong khi giá trị nghệ thuật thơ cổ nằm ở bản Hán văn. Do thiếu nền tảng về tri thức cổ điển và vốn từ Hán Việt nên học sinh, thậm chí giáo viên, sẽ khó hiểu được cái hay và chiều sâu của tác phẩm.

Đưa ra ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng: “Học thơ trữ tình không nên học bản dịch, tốt nhất không nên học thơ trữ tình nước ngoài ít nhất khi học sinh còn nhỏ, chỉ nên học văn xuôi nước ngoài. Nếu muốn học về cái hay của ngôn ngữ phải học bằng tiếng Việt”.

Dẫn chứng các nước cũng chịu ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Quốc, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho biết: “Sách giáo khoa Nhật Bản không yêu cầu học sinh cấp II học Đường thi. Thay vào đó là tản văn triết học nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh. Khi đó sẽ không sa vào phân tích nghệ thuật ngôn từ hay tình cảm xa lạ mà gói gọn trong câu chuyện ngụ ngôn, thiết thực với học trò.

Những mẩu ngắn như Mâu thuẫn, Ôm gốc cây đợi thỏ chẳng hạn, vừa truyền tải bài học cuộc sống vừa giúp học trò nhập môn triết học, tập trung vào sự thâm thúy của ý tưởng và tư tưởng tác phẩm.

Chúng ta có thể tìm và chọn trong vốn cổ của ông cha những gì phù hợp với hiện nay. Những mẩu truyện ngắn trong Truyền kỳ mạn lục hoàn toàn có thể đánh thức phẩm chất, tình cảm nhân văn trong học trò”.

TƯỜNG HÂN