Học nghề từ bậc tiểu học
Do tính đặc thù, học sinh theo học các ngành năng khiếu, nghệ thuật rất sớm.
Học nghề từ bậc tiểu học
Do tính đặc thù, học sinh theo học các ngành năng khiếu, nghệ thuật rất sớm.
TIN LIÊN QUAN
Thí sinh chọn ngành công nghệ thông tin nhiều nhất
TIN LIÊN QUAN
Đất nước kỳ lạ chọn nghề cho trẻ khi mới 6 tháng tuổi
Khi trẻ con Armenia bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, thường là 4 đến 7 tháng tuổi, các bé sẽ tham gia một nghi lễ lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Rất nhiều đồ vật sẽ được bày ra trước mặt các bé.
Do chương trình đào tạo kéo dài nên thời gian HS phải học ở các trường chuyên nghiệp của hệ trung cấp dài hạn không nhiều, trong khi chương trình chính khóa của các trường THCS và THPT ở Hà Nội hầu như chỉ học 1 buổi/ngày nên việc theo học thêm chương trình trung cấp ở các trường nghệ thuật rất thuận lợi.
TIN LIÊN QUAN
10 công việc nhàm chán mà bạn nên cân nhắc khi chọn nghề
Công ty khảo sát việc làm Emolument của Anh đã khảo sát 1.300 người chuyên nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau và tìm ra 10 công việc nhàm chán nhất. Những đánh giá này có thể giúp nhiều người trẻ cân nhắc khi chọn nghề.
Lường trước áp lực
Theo chị Đỗ Bích Thúy, phụ huynh có con học tại Học viện Âm nhạc quốc gia VN, thế giới đã có nghiên cứu để đưa ra độ tuổi phù hợp nhất mà trẻ có thể theo học các ngành nghệ thuật. Chẳng hạn về xiếc, từ lúc các em còn nhỏ, khi xương còn chưa hoàn thiện, mới có thể theo học. Về âm nhạc, một số nhạc cụ như violon, piano, nếu trẻ đam mê và có năng khiếu thì cho học từ lúc càng nhỏ càng tốt.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi nhỏ như vậy, cùng lúc học 2 chương trình là rất nặng và khó tránh khỏi áp lực.
Tiến sĩ Văn Thị Minh Hương, nguyên Giám đốc Nhạc viện TP.HCM, chia sẻ: “Trong quá trình học, các em bị rơi rụng rất nhiều. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sự đam mê và khổ luyện, đồng thời cũng cần có năng khiếu. Chỉ cần thiếu kiên trì, thấy khó mà nản, không tìm được niềm vui thích thì sẽ không tiếp tục được”.
Chị Thúy cho rằng trước khi quyết định cho con theo đuổi nghề liên quan đến nghệ thuật như âm nhạc, xiếc…; phụ huynh cần nắm rõ năng khiếu, sở thích, khả năng của con mình đến đâu. Sau đó tìm hiểu kỹ chương trình học, hiểu được áp lực mà cả con và gia đình phải đối mặt suốt quá trình sau này.
Mỹ Quyên
|
Ý kiến
Nhiều hướng đi sau khi tốt nghiệp
Nhiều năm qua, Nhạc viện TP.HCM tuyển đối tượng tuổi từ 9 – 18 cho mọi bậc học. Trong đó, bậc trung cấp có các hệ 4, 6, 7 và 9 năm. Với hệ 9 năm, có 2 ngành piano và violon dành cho HS từ 9 – 13 tuổi. Trường có dạy chương trình văn hoá theo khung dành cho bậc trung cấp của Bộ GD-ĐT. Sau này các em cũng có thể tham dự kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT. Học xong chương trình trung cấp 9 năm là các em đạt độ tuổi lao động, có thể đi làm hoặc thi tiếp lên bậc ĐH trong nhạc viện hay đăng ký các trường ĐH khác.
NSƯT Tạ Minh Tâm
(Phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM) Vừa học văn hoá vừa học nghề
Khi con tôi 7 tuổi, tôi đăng ký cho bé học tại Học viện Âm nhạc quốc gia VN. Trường có tổ chức học văn hoá nhưng tôi quyết định cho con học trường phổ thông bên ngoài vì muốn sau này cháu có thêm lựa chọn nếu muốn xét vào trường ĐH khác. Lịch học ở học viện rất linh hoạt, không xếp vào giờ học chính khoá nên khá thuận lợi.
Đỗ Bích Thuý
(Phụ huynh có con học tại Học viện Âm nhạc quốc gia VN) Mỹ Quyên (ghi)
|
Quý Hiên