Cuộc gặp gỡ và đối thoại với giới trẻ TP.Chicago là bước đi quan trọng đầu tiên trong nỗ lực dẫn dắt thanh niên Mỹ tham gia các hoạt động cộng đồng và chính giới của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông Obama và hành trình đào tạo tài năng trẻ
Cuộc gặp gỡ và đối thoại với giới trẻ TP.Chicago là bước đi quan trọng đầu tiên trong nỗ lực dẫn dắt thanh niên Mỹ tham gia các hoạt động cộng đồng và chính giới của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Huấn luyện thế hệ lãnh đạo mới
Trước đó, ngày 23.4, cựu Tổng thống Mỹ đã tham gia cuộc thảo luận bàn tròn với những người trẻ tuổi tham gia chương trình CRED nhằm cung cấp kỹ năng làm việc và cơ hội nghề nghiệp ở khu South Side của TP.Chicago. Đây là các thanh niên đối mặt với nguy cơ có thể “đi nhầm đường” khi lớn lên trong khu vực nghèo khổ và dễ bị cái xấu lôi kéo. Ông Obama chia sẻ một số thách thức mà mình đã trải qua trong thời gian trưởng thành. Nhà cựu lãnh đạo tỏ ra lạc quan khi đánh giá tiềm năng đóng góp cho cộng đồng và hỗ trợ gia đình thông qua việc tham gia chương trình này, theo tờ Chicago Tribune.
Suốt nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông Obama không ít lần đề cập đến tầm quan trọng của giới trẻ trong các bài phát biểu khắp thế giới.
Trong chuyến thăm VN hồi tháng 5.2016, ông Obama nhấn mạnh trước khoảng 800 thanh niên của chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TP.HCM rằng: “Các bạn có thể thay đổi thế giới theo hướng phản ánh những giá trị tốt đẹp nhất của con người… và thay đổi khu vực một cách tích cực”.
Đến tháng 12.2016, trước khi rời Nhà Trắng, vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ tuyên bố: “Tôi muốn nuôi dưỡng một thế hệ tài năng mới”. Và sau thời gian nghỉ ngơi với gia đình, ông bắt tay vào nỗ lực huấn luyện thế hệ lãnh đạo mới cho nước Mỹ.
Ngay trước khi gặp nhóm thành viên trẻ tham dự buổi trò chuyện với các sinh viên tại Đại học Chicago (Mỹ) vào ngày 24.4, ông Obama đã nhớ kỹ tên và nắm rõ tiểu sử từng người. Đó là lý do cô Ayanna Watkins, 18 tuổi, học sinh cuối cấp của Học viện trung học Kenwood gọi sự tiếp xúc đầu tiên với nhà cựu lãnh đạo là “trải nghiệm thay đổi hoàn toàn”.
“Thay vì hỏi tên chúng tôi, ông ấy vừa bước vào đã biết rõ tôi là ai và là người như thế nào”, tờ Chicago Sun-Times dẫn lời Watkins nhớ lại. Cô là một trong 6 người tham gia sự kiện tạo nguồn cảm hứng dẫn dắt giới trẻ tham gia các hoạt động về quyền công dân, những vấn đề chung của cộng đồng và quốc gia.
Suboi đã có những chia sẻ đầy cảm xúc khi được chọn xuất hiện trong video ngắn điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của ông Barack Obama trong 8 năm ông làm Tổng thống Mỹ.
“Chuyện gì đã xảy ra khi tôi vắng mặt thế?”, ông Obama bắt đầu với nụ cười tươi khi ngồi vào ghế trước khoảng 400 sinh viên đến từ nhiều trường khác nhau tại Chicago. “Thật tuyệt khi trở về nhà”, ông nói một cách chân thành về nơi mà năm 25 tuổi, ông đã bắt đầu tham gia vào hoạt động xã hội với vai trò nhà tổ chức cộng đồng. Mở đầu cuộc trò chuyện, cựu tổng thống tâm tình: “Chính cộng đồng này đã dạy tôi rằng những người bình thường, khi cùng nhau làm việc có thể đạt được những điều tuyệt vời”. Trong suốt
1 giờ 25 phút, ông Obama nghe các thanh niên chia sẻ những câu chuyện của bản thân, về quyết định tham gia hoạt động cộng đồng và lý do tại sao nhiều người đồng trang lứa lại từ chối góp phần trên con đường đó.
Lắng nghe để thấu hiểu
Tự đảm nhiệm vai trò điều phối, ông Obama thỉnh thoảng đặt câu hỏi đúng thời điểm, khơi gợi những câu trả lời của các thành viên trẻ, và đôi khi đưa ra quan điểm cá nhân. Ông cũng chia sẻ về thời gian làm nhà tổ chức cộng đồng khi còn trẻ, và thừa nhận không ít thanh niên cho rằng chẳng đáng để mất thời gian tham gia vào “những việc vô ích”.
Thế nhưng ông nhấn mạnh rằng: “Điều đó đã thay đổi bản thân tôi. Cộng đồng này đã trao cho tôi nhiều hơn là tôi có thể đền đáp”. Ông thừa nhận: “Thật là khủng khiếp khi thất bại nhưng đôi khi chúng ta cần trải nghiệm đó, nếu chúng ta đang cố gắng thay đổi điều gì đó”.
Sở hữu khuôn mặt giống Tổng thống Mỹ Barack Obama, một người đàn ông Trung Quốc kiếm được một triệu nhân dân tệ (gần 3,3 tỉ đồng)/năm nhờ đóng giả Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng nêu bật một thực tế đáng buồn rằng hiện nay đang tồn tại một dạng văn hoá ứng xử mà “chẳng ai thực sự lắng nghe người khác”. “Hãy biết cách lắng nghe để thấu hiểu chứ không phải để phản ứng”, ông khuyên giới trẻ.
Cô Watkins, người trẻ tuổi nhất trên bục diễn giả, cho biết thông điệp của ông Obama là nỗ lực kêu gọi và truyền cảm hứng cho thanh niên Mỹ trở nên tích cực hơn trong các hoạt động cộng đồng, cũng như nhấn mạnh việc tham gia vào chính trị là điều vô cùng cần thiết.
“Ông ấy có thể làm được, bạn cũng có thể làm được, tại sao bạn không tham gia?”, cô Watkins chia sẻ. Như ông Obama đã nói: “Điều quan trọng duy nhất mà tôi có thể làm là góp sức mình trong nỗ lực chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp”.