02/11/2024

Bàn cách phát triển Cần Giờ

Tại buổi toạ đàm về “Mô hình phát triển đột phá cho huyện Cần Giờ”, do Sở QH-KT TP.HCM tổ chức ngày 17.4, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để vùng đất Cần Giờ “cất cánh” sau mấy chục năm ngủ quên, trong đó đáng lưu ý nhất là cần cơ chế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang) hay Vân Đồn (Quảng Ninh).

 

Bàn cách phát triển Cần Giờ

Tại buổi toạ đàm về “Mô hình phát triển đột phá cho huyện Cần Giờ”, do Sở QH-KT TP.HCM tổ chức ngày 17.4, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để vùng đất Cần Giờ “cất cánh” sau mấy chục năm ngủ quên, trong đó đáng lưu ý nhất là cần cơ chế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang) hay Vân Đồn (Quảng Ninh).




Người dân mưu sinh ở Rừng Sác (huyện Cần Giờ)  /// Ảnh: Tiểu Thiên

Người dân mưu sinh ở Rừng Sác (huyện Cần Giờ)ẢNH: TIỂU THIÊN

Không đánh đổi môi trường sinh thái
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, phân tích Cần Giờ có khoảng 15 km bờ biển, cách trung tâm TP chỉ vài chục ki lô mét nên là vị trí vàng để phát triển du lịch. “Nhiều thế hệ lãnh đạo TP trước đây cũng muốn phát triển Cần Giờ nhưng chưa làm được. Nên giờ đặt vấn đề vực dậy Cần Giờ là đúng”, ông Châu nói.
Bàn cách phát triển Cần Giờ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khoảng 8.000 tỉ đồng xây cầu nối trung tâm TP với Cần Giờ

UBND TP.HCM đã chính chức chấp thuận chủ trương của liên danh Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam về đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ nối khu nam Sài Gòn, trung tâm TP.HCM với H.Cần Giờ.
Tuy nhiên, theo ông, quy hoạch phải đảm bảo sinh kế cho cư dân bản địa, người dân không phải tha hương khỏi vùng quê mình.
Cùng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng chưa nói Cần Giờ sẽ là một khu nghỉ mát nổi tiếng hay là gì, mà mô hình phát triển vùng đất này phải để người nông dân có thể sống tốt hơn, làm sao Cần Giờ hoà nhập được với sự phát triển của TP.HCM chứ không đơn thuần chỉ là làm các khu đô thị lấn biển, làm đường 10 làn xe cho “người giàu” xuống nghỉ mát là xong.
Ông Hòa cũng lưu ý, phát triển Cần Giờ phải theo tiêu chí không đánh đổi môi trường sinh thái, đảm bảo tính bền vững, gắn với tính chất, chuẩn mực môi trường sinh thái ở đây. Dù khai thác gì đi nữa vẫn phải hướng đến điều đó.
Cần cơ chế riêng
TS Nguyễn Xuân Thành, giảng viên chính sách công Đại học Fulbright VN, cho rằng TP nên duy trì UBND cấp huyện Cần Giờ, nhưng trong đó có thể lập ra một mô hình, tổ chức quản lý mới có tên gọi là cơ quan phát triển Cần Giờ với sự tham gia của nhà đầu tư, các bộ ngành, lãnh đạo UBND TP. Mô hình này tự thu về tài chính, tự kiểm soát. Tiền thu được từ thuế, phí, lợi nhuận sẽ giữ lại để đầu tư trở lại cho người dân.
Theo ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, phát triển Cần Giờ tuyệt đối phải bảo vệ rừng ngặp mặn, chăm sóc và phát triển vĩnh cửu nó. Đây là vùng đất lịch sử, nhiều người dân đã hy sinh nơi đây nhưng lại là nơi nghèo nhất TP nên phát triển nơi đây phải để người dân được hưởng lợi.
Để phát triển thì chính quyền TP đề xuất Chính phủ cho cơ chế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh). Lâu nay Cần Giờ không thể phát triển vì cũng chỉ hưởng các chính sách chung như các quận, huyện khác trong khi điều kiện về địa lý, kinh tế… hoàn toàn khác. Ông Tuyển cũng hiến kế, hơn chục ki lô mét bờ biển có thể xây dựng hệ thống bến cảng du thuyền để làm đại hội du thuyền quốc tế như ở Singapore, Thái Lan.
Ngoài ra, có thể làm các khu chợ hải sản, đấu giá hải sản, TP hải sản cho du khách và dân TP; tái hiện các khu Sài Gòn xưa, du lịch tâm linh. Mặn mà với ý tưởng làm đại lộ ven sông của mình, ông Đào Hồng Tuyển phát biểu: “Phát triển Cần Giờ giao thông là quan trọng nhất. Có thể làm cầu, nhưng để đến được cầu cũng không dễ. Tôi đi từ trung tâm TP đến được phà Bình Khánh mất hơn 1 tiếng đồng hồ vì kẹt xe. Như vậy chúng ta có thể làm một đại lộ ven sông Sài Gòn nối từ trung tâm TP đến cầu Bình Khánh. Làm đường ven sông sẽ không phải giải tỏa đất đai của người dân mà tận dụng quỹ đất bồi ven sông để làm, rất nhanh”.
Trong khi đó, ông Lê Quốc Hùng, Viện Quy hoạch miền Nam, cho rằng Cần Giờ chia làm nhiều khu vực, khu vực lõi bắt buộc phải bảo tồn, nhưng khu vực vành đai thì cho phát triển. Có một vấn đề mâu thuẫn là khu đô thị phát triển, hạ tầng được đầu tư thì đầu tư đất đai sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến bảo tồn. Do đó cần hạn chế phát triển giao thông bộ, đẩy mạnh giao thông thủy để trở thành đặc thù, nổi bật trên thương trường, trên thế giới.
Ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM, cũng cho rằng phải có cơ chế chính sách riêng cho Cần Giờ từ tài chính, đầu tư, phát triển ngành nghề.
Không tập trung phát triển cả Cần Giờ mà chỉ tập trung ở phía biển là Cần Thạnh vì nơi đây được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là đô thị vệ tinh của TP. Định hướng phát triển du lịch hòa quyện với thiên nhiên, không phá hoại thiên nhiên, gắn với đời sống người dân trong đó.
“Phát triển giao thông đường thủy, đường hàng không là chính chứ không nhất thiết chỉ có đường bộ. Phải đưa phát triển du lịch lên trước mới đột phá được. Từ Phan Thiết đến Cà Mau chúng ta chưa có khu du lịch nào tốt nhất cả. Do đó, nếu có một khu ở Cần Giờ sẽ là điểm nhấn là điểm đến của du khách quốc tế. Cần có cơ chế chính sách riêng cho Cần Giờ để lôi kéo nhà đầu tư, hỗ trợ người dân”, ông Nam nói.

 

Đình Sơn